【#1】Bể Nước Ngầm Là Gì? Cách Đặt Bể Nước Ngầm Trong Nhà Theo Phong Thủy
Cũng không kém phần quan trọng so với móng nhà, bể nước ngầm đóng góp một vai trò rất quan trọng. Vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những sinh hoạt thường ngày của nhà bạn.
Bể nước ngầm là gì? Khái niệm Bể nước ngầm:
Bể nước ngầm là một trong những hạng mục công trình không thể thiếu trong các gia đình, chung cư, đơn vị nhằm cung cấp, tích trữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Tuy nhiên, trong quá trình thi công bể nước ngầm, bạn cần đặc biệt lưu ý để tránh tình trạng rò rỉ cũng như đảm bảo chất lượng bể nước ngầm. Xây bể nước ngầm thường được các gia đình ở thành phố xử dụng để tiết kiệm diện tích cũng như tích nước sạch do nhà máy cũng cấp dùng hàng ngày đặc biệt là khi mất nước.
Hiện nay có 3 mẫu thiết kế bể nước ngầm phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay và cũng được nhiều người sử dụng nhất đó là:
- Bể nước ngầm bằng bê tông: Bể được làm 100% bằng bê tông, rất chắc chắn và được đánh bóng ở mặt ngoài và trong của bể. Loại bể này thường được dùng phổ biến tại các khu yêu cầu bể chứa lớn như khu công nghiệp, tòa nhà, chung cư, …
- Bể nước ngầm bằng gạch: Loại bể nước này được xây 100% bằng gạch và kết hợp đổ bê tông ở bề mặt sau đó được đánh bóng để chống thấm bên trong và bên ngoài của bể.
- Bể nước ngầm bằng inox: Bể nước được làm hoàn toàn bằng inox 304 có khả năng chống gỉ sét và ăn mòn rất tuyệt vời. Việc sử dụng loại bể này giúp đảm bảo nguồn nước được sạch sẽ. Loại bể này thường dùng cho gia đình cá nhân để sử dụng.
Bể nước ngầm so với bể truyền thống có khác biệt gì?
Kinh nghiệm xây bể nước ngầm có đôi chút khác biệt so với việc xây dựng bể chứa nước truyền thống hay bể thu nước mưa.
Bởi bể chứa nước truyền thống và bể thu nước mưa thường có phần nổi nhiều hơn phần chìm dưới mắt đất. Hơn nữa những loại bể này luôn yêu cầu về việc phải có nơi tập trung nước và có hệ thống dẫn nước từ nơi tập trung vào bể.
Còn bể nước ngầm được hoàn toàn xây dựng chìm trong lòng đất và không cần hệ thống thu nước mà chày trực tiếp từ đường dẫn vào bể đến khi đầy. Nếu hết sẽ tự chảy còn các loại bể kia phải chờ bơm hoặc chờ mưa mới có thể tích nước.
Một số yêu cầu về thiết kế bể nước ngầm:
Về vị trí bể nước ngầm: Bể nước ngầm thường được xây dựng dưới đất, có thể xây bên trong công trình hoặc bên ngoài công trình ( nếu có đất xây dựng trống)
Yêu cầu khi thiết kế bể nước ngầm: Bể nước ngầm cần được đặt sâu bằng hoặc nông hơn đáy móng ( Không nên làm sâu hơn đáy móng vì sẽ làm yếu móng và dễ bị nứt do những áp lực của móng). Đáy bể nước ngầm được làm riêng và tách biệt với đáy móng ( Không nên làm sâu hơn đáy móng vì điều đó sẽ làm yếu móng và dễ bị nứt do áp lực của móng).
Cách đặt bể nước ngầm trong nhà theo Phong thủy:
Để thuận tiện trong quá trình thiết kế cũng như nhằm tăng phúc khí cho căn nhà và giảm đi những sát khí do việc đặt sai bể nước ngầm gây ra, quý vị nên đọc thật kĩ những kiêng kị trong việc đặt bể nước ngầm và những vị trí đắc địa để đặt bể nước ngầm từ đó rút ra kinh nghiệm trong việc đặt bể nước ngầm.
Kiêng kị khi đặt bể nước ngầm trong nhà
Bạn không nên đặt bể nước ngầm hay bể phốt ở vị trí sơn chủ – tức là phần “lưng” của ngôi nhà.
Để tránh việc phạm phải thế sát là đào hoa phiếm thủy thì bạn không nên đặt bể nước ngầm, bể phốt tại cung đào hoa. Có nhiều trường hợp các gia đình đặt bể nước ngầm vào cung đào hoa thì nội trong 1 năm sau đó biết bao biến cố xảy ra trong gia đình chủ yếu đến từ mâu thuẫn vợ chồng, có thể là tình trạng bồ bịch hoặc nghiện ngập xảy ra ở 1 trong 2 người là vợ hoặc chồng đôi khi là cả 2.
Tuyệt đối không đặt bể nước ngầm tại cung Đoài thuộc chính Tây bởi nếu như thế thì nguy cơ các thành viên trong gia đình dính phải các tệ nạn như nghiện ngập, rượu chè, trai gái là rất cao.
Bạn cũng không nên đặt bể nước ngầm, hầm bể phốt tại cung Ngọ vì như thế sẽ phạm vào thế thủy hỏa tương khắc, có thể gây ra những bệnh về mắt, tai hoặc tiền đình.
Vị trí có thể đặt bể nước ngầm tốt nhất cho gia chủ
Để tăng được tối đa phúc khí và hạn chế được những sát khí từ bể nước ngầm, bạn nên đặt bể nước ngầm hay bể phốt tại các cung, thiên can là: Quý, Tân, Ất, Giáp, Bính, Đinh, Canh và Nhâm.
Trường hợp nếu bể nước ngầm hay bể phốt đặt ở chính giữa phòng khách thì bạn cần xem xét vị trí phòng khách trong tổng thể căn nhà hoặc tòa nhà để từ đó định rõ tốt nhất xấu.
Ví dụ khi chúng ta chia chiều dài căn nhà ra làm 3 phần, nếu phòng khách nằm ở phần trước hoặc phần sau của căn nhà thì việc đặt bể nước ngầm ở trung tâm phòng khách chưa hẳn đã xấu về phong thủy. Và nếu bể nước lại nằm trọn ở cung xấu so với tuổi của gia chủ thì gia chủ có thể hoàn toàn yên tâm.
Tuy nhiên nếu phòng khách được đặt ở trung tâm của ngôi nhà tức là bể nước sẽ nằm ở vị trí cung trung cung của ngôi nhà thì sẽ rất đáng lo ngại.
Trong phong thủy học thì khu vực trung cung vốn thuộc về hành thổ nên nhất định sẽ xung khắc với hành thủy và bể nước nhất định sẽ gây nên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chủ nhà.
Ngoài ra nếu chủ nhà bố trí các bể nước rộng chiếm hầu hết phần nền nhà không may làm đứt trạch nhà thì càng không tốt. Nếu bạn mà gặp phải trường hợp này thì cách tốt nhất là di dời bể nước sang một vị trí mới.
Nên đặt bể nước ngầm trong nhà hay đặt bể nước ngầm trước nhà
Qua những phân tích bên trên từ những vị trí hung họa khi đặt bể nước ngầm đến những vị trí cát lợi khi đặt bể nước ngầm thì chúng ta hoàn toàn có thể trả lời được cho câu hỏi là nên đặt bể nước ngầm trong nhà hay đặt bể nước ngầm trước nhà rồi.
Đó là không quá quan trọng việc đặt bể nước ngầm trong nhà hay đặt bể nước ngầm trước nhà mà chỉ quan trọng về hướng đặt của bể nước ngầm.
Có nghĩa là bạn có thể đặt bể nước ngầm trong nhà hay trước nhà đều được nhưng khi đặt thì bạn nên dùng la bàn để định vị chính xác hướng cho bể nước ngầm từ đó xây dựng cho phù hợp để tránh phạm phải các hướng sát và tăng thêm phúc khí cho gia đình.
Cũng lưu ý thêm bạn một chút là với trường hợp nếu bạn phải đặt bể nước ngầm ở trong nhà thì nên tránh phần chính giữa của ngôi nhà (hoặc khu đất) vì bể nước sẽ làm đứt gãy mạch của đất điều này thật sự không tốt chút nào trong phong thủy.
Tiêu chuẩn thiết kế bể nước ngầm:
Để hiểu được kỹ thuật xây bể nước ngầm, thì bạn cũng cần hiểu về cấu tạo bể:
- Đáy của bể nước ngầm được cấu tạo bằng bê tông cốt thép mác 200 dày ít nhất là 100mm
- Tường bể phải xâu gạch đặc mác 75, vữa xi măng cát mác 50, trát trong bằng vữa xi măng cát vàng mác 75 hày 25 trát làm hai lớp ( lớp đầu dày 15mm, lớp sau dày 10mm), đánh mày bằng xi măng nguyên chất.
- Cấu tạo nắp bể nước ngầm thường được đúc bằng tấm đan bê tông cốt théo lắp ghép dày 50mm.
- Lựa chọn loại gạch xây bể nước ngầm: Phải lựa chọn gạch đặc mác 75. Vữa xi măng trộn mác 50- 75. Gạch cần được ngâm nước kĩ trước khi xây dựng để đảm bảo độ thấm nước và giãn nở. Mạch cần được no vữa, xây theo kiểu chữ công.
- Bể cần phải được láng dốc về phía rốn bể có kích thước tối thiểu 250×250
- Nắp bể nước ngầm cần được thiết kế với kích thước phù hợp để có thể lên xuống dễ dàng và bảo đảm tính an toàn cho bể nước bên dưới.