Chuyện Phong Thủy Ở Singapore
--- Bài mới hơn ---
- Khám Phá Công Trình Phong Thủy Suntec City Kỳ Bí Ở Singapore
- Mẹo Thay Đổi Phong Thủy Tại Nơi Làm Việc
- Phong Thủy Tại Nhà Và Phong Thủy Tại Nơi Làm Việc
- Bố Trí Phong Thủy Phòng Làm Việc Đúng Hướng
- Phong Thủy Toàn Tập Ebook Pdf/prc/mobi/epub
- Phong Thủy Cho Căn Hộ Chung Cư
- Hướng Dẫn Đặt Bộ Tượng Tam Đa Hợp Phong Thủy Mang Tài Lộc Cho Gia Chủ
- Trưng Bày Tượng Tam Đa Thuận Phong Thủy
- Cách Đặt Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài, Di Lặc Hợp Phong Thủy
- Buôn May Bán Đắt Nhờ Bài Trí Cây Cảnh Hợp Phong Thủy Cửa Hàng
ếu ai có đến Singapore (thành phố sư tử – lấy nghĩa theo chữ Phạn : N Singa= sư tử và pura= thành phố) đều nghe nói và kể nhiều câu chuyện về phong thủy. Đó là “phong thủy” đặc trưng theo tập quán, truyền thống hay văn hóa cổ đại của người Hoa. Bởi vì đa số người dân Singapore là người Hoa kiều.
1-Công viên Sư tử biển (Merlion park) tọa lạc bên bờ sông Singapore thuộc khu thương mại nằm ờ về phía nam đất nước – thành phố này có tượng con sư tử cái (đầu sư tử, mình con cá) to lớn được xây dựng theo hướng nhìn ra dòng sông rộng lớn,miệng đang phun nước xuống sông. Gần đó, còn có sư tử biển con đúng quay lưng vào hướng sư tử mẹ theo ý nghĩa mẹ – con đoàn kết, thương yêu và nương tựa vào nhau. Đó còn là hình tượng của tình thương yêu, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau của người dân Singapore.
Ở đảo Sentosa nằm sát bờ biển cực nam của Singapore là khu vui chơi kiểu Las Vegas ở Mỹ, trong đó có sòng bạc gần gũi với kiểu dáng Las Vegas – thành phố hiện đại của Singapore nằm trên đồi cao 131 mét với tòa tháp Tiger Sky Tower. Đứng trên ngọn tháp du khách nhìn thấy toàn cảnh thành phố Singapore và một phần đất nước Malaysia và Indonesia ở phía Bắc và phía Nam của đất nước này. Trên đảo còn có tượng Sư tử cha với dáng điệu oai phong lẫm liệt ở trên đồi cao nhìn ra biển Nam.
Từ đó, chính quyền sở tại bắt đầu đưa ra nhiều chương trình phát triển đất nước theo hướng có nội dung và tư tưởng phong thủy. Chính quyền lẫn nhân dân Singapore đều nói tới và đề cao tư tưởng “văn hóa phong thủy”, trong đó những con số tượng trưng cho “phát tài, phát lộc” đều được sử dụng để làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Nơi đây còn có Bảo tàng sáp, nơi trưng bày hình ảnh và di sản lịch sử nhằm tái hiện đất nước Singapore.
2-Trung tâm thương mại Suntec City : Xung quanh mỗi công trình, mỗi sự vật ở Singapore là một câu chuyện phongthủy khá lý thú. Nổi tiếng nhất hẳn là Trung tâm thương mại Suntec City. Theo tài liệu của Thư viện quốc gia Singapore, Suntec xuất phát từ chữ tiếng Hoa xin da, có nghĩa là “thành tựu mới”, được xây dựng từ năm 1989, khánh thành tháng 8.1995. Suntec City là một khối bao gồm 4 tòa nhà 45 tầng và một tòa 18 tầng bao quanh Đài nước Thịnh Vượng (Found of Weath), nối tiếp bởi một dãy nhà thấp. Nhìn từ trên cao, Suntec City giống như một bàn tay trái khum khum, giữ trong lòng một chiếc nhẫn vàng cực lớn, còn dãy nhà thấp là cổ tay.
Năm tòa nhà này được mang số từ 1 tới 5 và mỗi tòa nhà là một ngân hàng quốc gia Singapore, tượng trưng cho sự thịnh vượng hay kho báu của đất nước.
3-Đài nước Thịnh Vượng: Bàn tay trái, theo quan niệm của người Hoa, là bàn tay nắm quyền lực, cả tổng thể Suntec City thể hiện khao khát “một tay nắm giữ của cải toàn thế giới”. Đài nước Thịnh Vượng được làm bằng đồng với niềm tin rằng sự kết hợp kim-thủy (đặc biệt là kim loại đồng) là biểu tượng cho sự thành công. Đài nước hình tròn đường kính 21m, có 4 chân cao 13,8m biểu tượng cho 4 sắc tộc và tôn giáo ở đảo quốc sư tử. Điều đặc biệt nhất ở đây là thay vì phun nước lên cao, đài nước Suntec phun nước xuống thấp (tuôn trào tự tại) và tụ vào trong với ý nghĩa của cải tụ hội về nơi này.
Vòng quanh chân đế đài nước nằm trên mặt đất có dựng 12 bàn đá tượng trưng cho 12 con giáp của chu kỳ 12 năm và mỗi con giáp đều khắc hình đề tên con giáp có ghi vài dòng chữ nói về tính cách, ý nghĩa và nội dung con giáp.Khách du lịch đến xứ sư tử thường được khuyên đến đài nước này vào những giờ khắc mầu nhiệm (mở cửa đón khách tham quan lúc 18 giờ hàng ngày). Mọi người được hướng dẫn đi vòng quanh chân đế đài nước giơ bàn tay trái ra và cầu nguyện theo ý thích. Xong rồi du khách đi xuống tầng dưới đất nơi có đài nước như nói ở trên. Hóa ra đài nước phong thủy là trung tâm điểm của một khu thương mại đồ sộ, khang trang và hiện đại nằm sâu dưới lòng thành phố. Từ đây nối liền với hệ thống metro hiện đại của Singapore làm cho người ta có cảm giác thành phố Singapore hoạt động dưới hai, ba tầng địa chất. Không gian bên tầng dưới mặt đất rộng lớn đến độ có khả năng chứa cả triệu người dân thành phố trên mặt đất.
Người ta lại xếp hàng chờ tới lượt để theo lối đi tiến vào đài nước đang sôi sụt tuôn trào tự tại (như đài nước ở trước tòa nhà New Worth nhìn ra công viên 23/9 Quận 1 TP Hồ Chí Minh). Mọi người lại nối đuôi đi vòng quanh đài nước và chạm bàn tay phải 3 lần vào nước để nhận được sự may mắn.
Một câu chuyện ly kỳ khác là sự ra đời của đồng xu mệnh giá 1 đô la bằng đồng mang hình bát quái. Chuyện kể, khi xây dựng hệ thống tàu điện ngầm vào thập niên 1980, một nhà phong thủy đã nói với Thủ tướng Lý Quang Diệu khi ấy, rằng việc đặt quá nhiều sắt thép vào lòng đất là chạm “long mạch” và không tốt cho đất nước. Để “giải hạn”, vị thầy này bảo mỗi gia đình Singapore phải treo một hình bát quái trước cửa. Điều này dĩ nhiên là bất khả thi ở một đất nước đa sắc tộc và tôn giáo như Singapore. Ông Lý Quang Diệu vì thế đã nghĩ ra đồng xu mang hình bát quái mà hầu hết người dân đều mang theo trong mình.
5-Singapore Flyer (Đu quay) : có đường kính 150m, cao 165m, có 28 cabin, mỗi cabin có sức chứa 28 người. Một vòng quay của nó mất 30 phút và cho phép khách tham quan nhìn toàn cảnh phần phía nam của đảo quốc có hình dạng một con cua. (Vài năm trước, ở khu vui chơi Phú Mỹ Hưng Quận 1 có hệ thống đu quay tương tợ).
Ngày 15/4/2008, Singapore khánh thành chiếc đu quay lớn nhất thế giới bên bờ vịnh Marina, gọi là Singapore Flyer. Không hiểu có phải vì giá vé quá cao – 29,5 SGD (hơn 400 ngàn đồng)/người lớn và 20,65 SGD/trẻ em – mà việc kinh doanh có vẻ chật vật, chưa kể một vài trục trặc kỹ thuật gây tai tiếng.
Sau hơn 3 tháng vận hành, ngày 28/7, ban quản lý đu quay ra một thông cáo báo chí khiến nhiều người sửng sốt: Singapore Flyer quay trái chiều phong thủy (!?). “Chiều quay ban đầu – cho phép du khách ngắm nhìn trung tâm tài chính khi đu quay lên cao, và hướng về phần phía đông hoang vu khi xuống thấp – đã thu hút sự chú ý của các nhà phong thủy. Theo họ, quay như thế là lấy đi năng lượng của đất nước và quay lưng với của cải vốn đã có sẵn ở trung tâm tài chính”, bản thông cáo viết.
Nghe lời các thầy phong thủy, người ta đã đổi hướng quay của Flyer. “Mitsubishi Heavy Industries – công ty thiết kế và xây dựng công trình này – tiến hành các thực nghiệm và tái cấu hình trục quay cùng các cabin, đảm bảo an toàn và thoải mái cho khách tham quan”, thông cáo cho biết. Theo báo Straits Times, chi phí cho việc trở chiều quay của Flyer lên đến 6 chữ số (1 đô la Singapore – SGD – đổi được gần 14.000 đồng VN).
Không rõ việc đổi hướng công trình biểu tượng quốc gia này có linh nghiệm hay không, chỉ biết rằng tháng 12 năm ấy, một sự cố điện khiến đu quay đứng yên, treo lơ lửng 173 du khách trong 6 tiếng đồng hồ giữa không trung. Giờ đây, phần lớn thời gian trong ngày, Singapore Flyer nằm yên nghỉ ngơi. Thế nhưng sinh hoạt ồn ào, náo nhiệt và thịnh vượng của Singapore “con rồng đang bay cao” hay “Sư tử biển phun nước” vẫn không ngừng lại một giây phút nào.
--- Bài cũ hơn ---