Đề Xuất 5/2022 # Cảm Nhận Vẻ Đẹp Đoạn Thơ Sau: “người Đi Châu Mộc Chiều Sương Ấy….trôi Dòng Nước Lũ Hoa Đong Đưa” (Trích Tây Tiến # Top Like

Xem 11,682

Cập nhật nội dung chi tiết về Cảm Nhận Vẻ Đẹp Đoạn Thơ Sau: “người Đi Châu Mộc Chiều Sương Ấy….trôi Dòng Nước Lũ Hoa Đong Đưa” (Trích Tây Tiến mới nhất ngày 22/05/2022 trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 11,682 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Hát Mộc Với Biển Đảo & Những Bài Thơ Khác
  • Sinh Năm 2031 Mệnh Gì? 2031 Tuổi Gì? Hợp Với Mệnh Nào Và Hướng Nào?
  • Mệnh Mộc Hợp Màu Gì Và Những Điều Cần Biết
  • Cây Phong Thủy Hợp Tuổi Mậu Thìn Mang May Mắn, Tài Lộc
  • Tuổi Mậu Thìn Hợp Hướng Nào Để Xây Nhà Đem Lại Tài Lộc, May Mắn
  • [Văn mẫu lớp 12] – Anh chị hãy nêu cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ sau: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy….Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng) từ đó liên hệ với đoạn thơ “Gió theo lối gió mây đường mây….Có chở trăng về kịp tối nay?” (Trích Đây Thôn Vĩ Dạ). Để nhận xét về cái nhìn thiên nhiên của mỗi nhà thơ

    Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ sau: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy….Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng) từ đó liên hệ với đoạn thơ “Gió theo lối gió mây đường mây….Có chở trăng về kịp tối nay?” (Trích Đây Thôn Vĩ Dạ). Để nhận xét về cái nhìn thiên nhiên của mỗi nhà thơ

    Thiến nhiên thơ mộng mà hùng vĩ tự bao giờ đã khác xa qua lăng kính của những thi nhân để rồi mang theo một nét đẹp có hồn mà các nhà thơ đã thổi vào. Nếu Quang Dũng với bút pháp lãng mạn đã phác họa nên bức tranh thiên nhiên và con người Châu Mộc thật thơ mộng, mơ hồ qua khổ thơ

    “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

    Có nhớ dáng người trên độc mộ

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

    Của thi phẩm Tây Tiến thì với Hàn Mạc Tử ,tài thơ đã đưa độc giả đến với bức tranh “nguyệt giang sầu” thật đẹp nhưng thấm đượm một nỗi sầu từ nội tại ở khổ thơ thứ hai của thi phẩm Đây thôn Vĩ Dạ. Có thể nói, cả Quang Dũng và Hàn Mạc Tử với cặp mắt tinh tế vẽ ngòi bút điêu luyện đã cho độc giả những góc nhìn về thiên nhiên rất đỗi mới mẻ mà nghệ thuật.

    Đoạn thơ thuộc phần hau khổ thứ hai của bài thơ với cảm hứng là nỗi nhớ về buổi chia tay đi Châu Mộc. Nỗi nhớ bao trùm lên bài thơ và đoạn thơ, Quang Dũng liên tục đưa độc giả đến với hàng loạt bức tranh chạy dọc theo dòng hồi tưởng của tác giả. Nếu ở những câu thơ trước , thi thân cho ta bước bào cảnh liên hoan rực rỡ, vui tươi thì đến với những câu thơ tiếp theo, Quang Dũng lại cho ta thả hồn mình vào cái mờ ảo, mênh mang của cảnh sông nước miền Tây:

    “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

    Có thấy thấy hồn lau nẻo bến bờ

    Có nhớ dáng người trên độc mộ

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

    Cả không gian lúc chiều xuống được giăng mắc bởi màn sương mờ ào cho ta thấy ét đặc trưng cảu núi rừng nơi đây. Sâu vào bên trong lớp vỏ ngôn từ, đâu đó đọc giả cảm nhận được một cảm giác âng khuâng, man mác một nỗi niềm hoài vổ. Với câu thơ “Có thấy hồn lai nẻo bến bờ” đã tạo nên một màu sắc hoang vắng, hiu hắt và tĩnh lặng cho không gian. Những cây lau vô tri vô giác bỗng chốc trở nên có linh hồn. Những trần lau xăm lạc phất phơ theo chiều gió đưa đẩy, qua cảm nhận của người ra đi có chất chứa nỗi lòng thật quyến luyến, như có hồn phảng phất trong gió trong cây.

    Mặc dù Quang Dũng thổi vào thiên nhiên một nỗi nhớ, một nỗi buồn man mác, lưu luyến pha chút tiếc nuối nhưng ông không để cho bức tranh thiên nhiên của mình hiu hắt không bóng người – một cảnh tượng mang dáng dấp của nỗi sầu trong thơ mới. Quang Dũng đã họa thêm những nét trong bức tranh hoài niệm còn đang dang dở. giữa thiên nhiên hoang vu, tĩnh lặng của núi rừng Tây Bắc chợt xuất hiện hình ảnh của con người khỏe khoắn, rắn ròi:

    “Có nhớ dáng người trên độc mộc

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

    Thi nhân không tả mà chỉ gợi hình ảnh, dáng vóc của chàng trai hay cô gái chèo con thuyền độc mộc trên sông thượng nguồn. “Độc mộc” là con thuyền làm bằng cây gỗ to, khoát trũng dùng để vượt thác leo ghềnh. Chính vì hình ảnh đó đã làm cho “dáng người” lại càng mang một vẻ đẹp khỏe khoắn, cứng cáp. Dáng người ấy có thể là cô gái Thái Mèo đã từng đưa các chiến sĩ vượt sông. Hình ảnh ấy đã để lại cho tâm hồn nhạy cảm của những người lính vốn dĩ xuất thân từ những chàng thanh niên trí thức đô thành Hà Nội một ấn tượng khó phai nhòa. Hòa vào khung cảnh nên thơ ấy là hình ảnh những cánh hoa rừng đong đưa trên dòng nước lã, gợi một cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng làm cho lòng người thêm say đắm bang khuâng, vừa tạo cho độc giả một góc nhìn về sự khỏe khoắc, dẻo dai của bông hoa rừng hay cũng chính là người dân nơi đây.

    Có thể nói, Quang Dũng với ngòi bút tinh tế cùng nỗi nhớ đã tạo nên một bức tranh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đồng thời ta cũng có thể cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc của tác giả và hơn cả là của những người lính Tây Tiến, dù chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, tận hưởng từng khoảnh khắc đẹp của cuộc sống . Đến đây, người lính Tây Tiến như được sống trong một khung cảnh thanh bình mà họ như được tẩy rửa bụi đường mệt nhọc sau những trận hành quân dài.

    Để độc giả có thể thấy được khung cảnh của một thời đã xa, buộc thi nhân phải phác họa lại bức tranh với chất liệu là ngôn từ. không giống như hội họa có thể tái hiện một cách tường tận và chân thật viễn cảnh thời chiến, thời gian của đoàn binh Tây Tiến, với thi ca, nhà thơ phải phác họa bức tranh ấy với ngòi bút điêu luyện của mình hòa vào trong một loại mực đặc biệt được pha chế bởi hồi tưởng , cảm xúc, nghệ thuật ngôn từ. Ở đây Quang Dũng cũng vậy, nhà thơ đã vận dụng một cách điêu nghệ bút pháp lãng mạn, trữ tình để cho những người lính Tây Tiến vừa rất đỗi anh hùng của một bậc chinh phu tráng sĩ mà cũng rất con người, hào hoa, lãng mạn, với những ước muốn bình dị. Nếu không có sự kết hợp giữa nghệ thuật miêu tả hết sức độc đáo cùng tính nhạc đặc sắc trong thi phẩm thì có lẽ độc giả đã không thể thấy một cách sắc nét khung cảnh mà Quang Dũng đã gợi nên . Tất cả nghệ thuật đã được thi nhân kết hợp nhuần nhuyễn để gợi được sự “điệu hồn” giữa thi nhân và độc giả. Đó chính là ranh giới mà nhà thơ phải vượt qua để đạt đến sự hoàn thiện trong thi phẩm.

    “Gió theo lối gió mây đường mây

    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay?”

    Bước vào thế giới của Hàn Mạc Tử, độc giả cảm nhận rõ nét một nỗi buồn da diết, nhà thơ lấy cái sầu để phủ lên vạn vật. Tất cả đều chìm sâu vào dòng chảy cảm xúc của nhà thơ – nỗi buồn.

    “Gió theo lối gió mây đường mây

    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

    Hai câu thơ là một bức tranh phong cảnh với đủ cả gió, mây sông, nước – bức tranh thủy mặc. Câu thơ “Gió theo lối gió mây đường mây” không chỉ tả cảnh, từ tính nhạc đến tính họa của thơ đều toát lên một cảm giác buồn bã, hiu hắt. Nhịp ngắt ¾ với những chữ gió, chữ mây riêng rẽ ở từng vế câu đã tạo ra cảm giác có một sự ngăn cách, chia lìa thật quyết liệt. Từ sự phi lí về hiện tượng tự nhiên, Hàn Mạc Tử đã thể hiện sự hợp lí của tâm trạng trong cảnh ngộ của một con người gắn bó thiết tha với đời lại phải vĩnh viễn cách xa với đời. Thiên nhiên đã nhuốm màu tâm trạng con người, hay đúng hơn, thiên nhiên chỉ là những hình ảnh được nhà thơ nhắc đến để gửi gắm tâm trạng và thể hiện cảnh ngộ của chính bản thân mình. Như ý thơ của Nguyễn Du:

    “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

    Nỗi sầu không dựng lại ở đây, nó đã phải lấy cả những câu thơ sau:

    “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

    Phép nhân hóa trong hình ảnh dòng nước của con sông Hương buồn thiu vừa làm hiện lên một dòng sông phẳng lạng như ngưng trệ , không trôi chatr, vừa gợi tả nỗi buồn. và có phải chăng dòng sông ấy hay cũng chính là dòng cảm xúc của thi nhân, cứ mãu đọng lại một nỗi sầu nặng trĩu không sao tan biến.

    Thử hòa hợp giữa xúc cảm và nghệ thuật để đắm chìm một cảnh tượng thật sầu. Không gian hoang vắng, chia lìa trong một thời gian ngưng trệ, cảnh vật hờ hững, lạnh lẽo với con người. Bức tranh phong cảnh trở thành bức tranh tâm cảnh mà ở dó, thiên nhiên chính là phương tiện để thể hiện cõi lòng u ám, buồn bã khi con người trở về với cõi thực của bi kịch riêng mình trong hiện tại.

    Hàn Mạc Tử tiếp tục xoay lăng kính sang một cảnh vật mới – “nguyệt giang sầu”

    “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay?”

    Vạn vật dường như trở nên mờ ảo, nhạt nhòa, lạnh lẽo như thực, như mơ bởi ánh trăng. Lại tiếp tục một sự nghịch lí xuất hiện ngay trong đoạn thơ. Nếu theo quy luật của tự nhiên ánh trăng soi sáng mọi ngóc ngách của cảnh vật đêm tối thì ở đây, Hàn Mạc Tử lại hóa ánh trăng đi ngược với quy luật tọa hóa. Có lẽ đấy là thế giới của cõi mộng. Trong cảm giác mông lung của thi nhân, sông trở thành hình ai thấp thoáng, nhòa mờ trong trăng…Hình ảnh sông trăng có thể hiểu là ánh trằn lai lắng khắp thế gian…Dù hiểu theo cách nào thì sông Hương thực của xứ Huế cũng từ cõi thực chảy trôi vào cõi mộng để bồi đắp vào dòng chảy xúc cảm đang dâng trào của thi nhân. Hai câu thơ đựng trong đó ít nhất hai câu hỏi da diết,đau đáu về một cõi mơ đẹp huyền ảo ngập tràn sắc trăng cứu rỗi vốn luôn xuất hiện trong thế giới nghệ thuật của Hàn Mạc Tử. Thi sẽ khao khát sống, khao khát yêu đời lại phải chia lìa cách biệt với cuộc sống thực tại, cách biệt với thế giới của những vẻ đẹp thực mà guoiwof đây đã là dĩ vãng đối với Hàn Mạc Tử nên ông chỉ có thể bám víu vào bóng ai trong ánh trăng huyền ảo, miên man vào cõi mộng để hình dung như được trở lại với đời. Cách diễn đạt phiếm chỉ trong câu hỏi “thuyền ai đậu bến sông trăng đó” tạo ra một cảm giác tội nghiệp, dường như nhà thơ đang bị vây bọc bởi thế giới tăm tối, lạnh lẽo, chới với vọng hỏi một ai đó ở thế giới bên ngoài . Khát khao thoát khỏi ranh gưới thực tại chỉ có thể để hồn thơ vượt qua ranh giời đó, nhưng đổi lại, nó đã nhuốm màu của nỗi sầu tăm tối.

    Cả Quang Dũng và Hàn Mạc Tử đều có một cặp mắt tinh tế để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên được chính tâm hồn lãng mạn của các nhà thơ thể hiện rất sinh động giàu sức gợi hình, gợi cảm.

    Nhưng với mỗi hồn thơ, mỗi lăng kính khai thác và hoàn cảnh riêng thì nét đẹp của thiên nhiên lại được thể hiện một cách khác nhau.

    Đối với Hàn Mạc Tử, cái nhìn thiên nhiên gợi cảm xúc buồn da diết, cảnh vật tuy đẹp nhưng u sầu, đau đớn. Bởi lẽ vì chính nỗi sầu thế hệ, chính tâm trạng lcus này của Hàn Mạc Tử khi đang chịu những cơn đau của căn bệnh quái ác và hơn cả là phải đói diện với cái chết , nahf thơ của chúng ta đã treo ngay trước cặp mắt của mình một lăng kính mang tên nỗi sầu.

    Còn Quang Dung, cái nhìn thiên nhiên được thể hiện một cách đầy thơ mông, trữ tình với một hồn thơ đầy tinh tế và nhạy cảm, tạo cho độc giả một cảm giác bâng khuâng và nao lòng trước cảnh đẹp cảu thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Bằng chín cái tôi lãng mạn , hào hoa của mình, nhà thơ muốn thể hiện sự quyến luyến, nhớ nhung khi phải chia tay thiên nhiên và con người Tây Bắc.

    Hàn Mạc Tử và Quang Dũng với mỗi hồn thơ đặc trưng đã hóa những trang viết từ ngôn từ trở thanh những bức tâm cảnh đầy sôi động. Ở đó, độc giả như chìm đắm vào dòng chảy xúc cảm của thi nhân. Phải là một con người giàu tình yêu thiên nhiên thì mới có thể dễ dành hóa vật nên tinnhf, tạo cảnh thành tình của hai thi nhân.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tương Sinh Và Tương Khắc
  • Mạng Mộc Hợp Cây Gì? Trồng Cây Nào Để Gặp May Mắn?
  • Mạng Mộc Trồng Cây Gì Trong Văn Phòng Hợp Nhất?
  • Năm 2028 Là Năm Con Gì? Sinh Năm 2028 Là Mệnh Gì? Tuổi Gì ?
  • Tuổi Dần Là Con Gì? Và Top 10 Điều Thú Vị Về Người Tuổi Dần
  • Bạn đang đọc nội dung bài viết Cảm Nhận Vẻ Đẹp Đoạn Thơ Sau: “người Đi Châu Mộc Chiều Sương Ấy….trôi Dòng Nước Lũ Hoa Đong Đưa” (Trích Tây Tiến trên website Saigonhkphone.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!