Dân Ca Dân Nhạc Vn

--- Bài mới hơn ---

  • Về Cầu Ngói Thanh Toàn Nghe Câu Hò Giã Gạo
  • Dây Chuyền Cáo Hồ Ly Phun Cát Phong Thủy Gia Tăng Vận May Tình Duyên
  • Kinh Nghiệm Xem Màu Mạng Gà Đá Cựa Sắt Hay Từ Sư Kê Chuyên Nghiệp
  • Xem Màu Mạng Gà Đá Ngày Hôm Nay Theo Theo Ngũ Hành
  • Xem Màu Mạng Gà Đá Hôm Nay Giúp “tăng Tỷ Lệ Chiến Thắng”
  • Chào các bạn,

    Tiếp theo Lý Xứ Huế, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Hò Xứ Huế. Trước hết mình có hai bài dẫn giải về các điệu hò của xứ Huế, (1) trích đoạn trong bài “Những Thể Điệu Dân Ca Xứ Huế” của Giáo sư Kiêm Thêm, (2) bài “Chữ Hiếu Qua Các Điệu Hò Miền Trung” của ông Nguyễn Đức Tăng để các bạn rộng đường tham khảo về một thể loại dân ca truyền thống VN, của kinh đô triều Nguyễn một thời, rất được người dân miền Trung ưa chuộng.

    Sau đó là 5 video clips do các nghệ nhân xứ Huế biểu diễn một số các thể điệu Hò của xứ Huế. Duy chỉ clip thứ 6 là điệu Hò Tiếp Linh do một vị sư (và người phụ họa) hò trong lúc làm lễ tang cho một gia đình Phật tử.

    Mời các bạn.

    Túy Phượng

    Hò Xứ Huế

    (GS Kiêm Thêm)

    Vùng đất Huế, Quảng Trị, Thừa Thiên cũ là vùng đồng bằng chật hẹp, có nhiều sông ngòi, đầm phá; nơi đây chính là chốn sản sinh hàng chục điệu hò hát, gợi lên những hương vị đặc sắc trong miền. Hò hát thể hiện trong bất cứ trường hợp nào. trên cạn thì có hò xay lúa, hò giã gạo, hò khoan, hò hụi, hò nện, hò giã vôi… trên sông, trên đầm phá thì có hò đẩy nôốc, hò mái đẩy, hò mái nhì, hò đua ghe… Nội dung những câu hò thể hiện tình cảm, động viên cổ vũ khích lệ, lại thường pha hài hước, trách móc, châm chọc.

    Hò mái đẩy:

    Hò mái đẩy là một trong những điệu dân ca thịnh hành nhất cà cư dân vùng Thừa Thiên -Huế. Lọai nầy thường được hò lên trong những khi thuyền chở nặng, phải vượt qua được những cơn sóng gió lớn, qua thác, xuống ghềnh, những quảng đầm phá hiễm nghèo trong nghề đi sông hay đi biển.

    Do phải làm thêm chân sào lớn và mạnh để có thể chống đẩy, ngoài ra, phải ra sức để đẩy mạnh tay chèo, cho nên nhịp điệu của lối hò nầy phải mạnh mẽ, chắc nịch. Những khoản ngân cũng ngắn hơn, lời lẽ cũng mạnh mẽ, hùng dũng.

    Nội dung của thể điêu dân ca nầy thường gồm có những câu châm chọc, chế riễu. Có khi chỉ trích, bắt bẻ nhau từng lời, từng ý. Những câu thường hò như là:

    Mình anh cả chống lẫn chèo, Không ai tát nước, đỡ nghèo cho anh.

    Hay là:

    Hò lên, hai mái song song, Phải cam, cam ngọt, phải bòng, bòng chua.

    Những đoạn ngắt cău ngắn, mạnh, như chát chuá trong lời hò.

    Hò mái nhì:

    Nếu hò mái đẩy, mạnh, khoẻ, hùng bao nhiêu thì loại hò mái nhì khoan thai, tình điệu bấy nhiêu. Hò mái nhì cũng là điệu hò nổi tiếng của đất thần kinh, vang vọng khắp bến nước sông Hương, từ đồi Vọng Cảnh, đến Ngã Ba Sình, phá Tam Giang, vùng Cầu Hai, Nước Ngọt.

    Hò mái nhì thường là điệu hò tình tứ, lời thơ ngọt ngào, mặn mà. Nhịp điệu của lối hò mái nhì thường ngân vọng, dàn trải rộng ra,chậm rãi, khoan thai, đưa theo mái chèo và chân đưa ra theo. Người chèo lái xướng lên, thì người chèo mũi họa lại; nguời chèo mạn bên nầy xướng thì người chèo mạn bên kia họa lại. Hơi đưa hơn ngân vang, rối cao vút lên, thì chỉ có lối hò mái nhì ở Huế mới có được.

    Cũng có thể so sánh với giọng ngân của lối hò Đồng Tháp, nhưng giọng Huế thì êm dịu, đài trang hơn. Những nhà ngữ học khi phân tách hò mái nhì thường ca ngợi lời văn vẻ, giọng trữ tình vốn sẵn của hò mái nhì. “Hò mái nhì chỉ có những câu ân tình, hò hẹn, nhớ thương, trách móc thở than, chứ không có những lời đố đá, châm chọc, hài hước…” (Lê văn Hảo). Nếu so với những thể điệu dân ca khác, thì những điệu hò mái nhì tại Huế thường được gói ghém những tình ý ngọt ngào, duyên dáng, dịu nhẹ hơn cả. Phải chăng đây là nét đặc thì của tâm Huế.

    Hò giã gạo:

    Hò giã gạo rất thịnh hành trong sinh hoạt nông thôn. Loại hò nầy dùng nhiều thể thơ dân tộc để đối đáp, thường diễn ra chung quanh cối gạo nơi làng xóm. Tại Huế, trước khi tổ chức hội lễ, cúng tế, cần nhiều gạo nếp, thì hò giã gạo tập trung nhiều trai gái trong làng. Thậm chí những đoàn người thích hát từ những làng khác cũng hẹn nhau đến tham dự giã gạo. Mỗi cối gạo thường chỉ từ ba đến bốn người, nam hay nữ, và nhiều lúc có đến hàng ba bốn cối gạo, châu tuần quanh nhau, để có thể hát đối đáp nam nữ. Nhìn chung, hò giã gạo được xem là loại sinh họat vừa lao động vừa hát hò.

    Trình tự của một buổi hò giã gạo được tổ chức như sau: – Mở đầu là những câu hò mời hò chào hỏi, giới thiệu, đưa duyên. – Tiếp đến chuyển qua những câu hát ân tình để hò hẹn, mời mọc. – Có khi dùng những câu hò đố, hò đâm bắt… như để thử thách tài năng ứng đối của đôi bên. – Cũng có thể là hò chuyên về một câu chuyện, nhân đó, thông qua nội dung, chen vào những lời gửi gắm, hẹn hò.

    Nội dung thường mượn là: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Nhị Độ Mai, Lưu Bình Dương Lễ, Thoại Khanh Châu Tuấn, Tống Trân Cúc Hoa. Cũng có thể kể tâm sự của kẻ tôi tớ, làm hầu, ăn xin, lính mộ, đánh bạc… Trong những câu chuyện, hai bên dùng lý để bắt bẻ nhau. Tuy nhiên vẫn phải dùng câu hò, điệu thơ ăn khớp, bóng bẩy. – Kết thúc: là những câu giã từ, hẹn lần sau, bày tỏ tâm tình xa cách.

    Trong sinh họat, hò giã gạo thường tạo không khí hào hứng, rộn ràng hơn cả. Hò giã gạo mang tính chất tập thể. Người tham dự hò phải được rèn luyện để đối đáp. Phải biết cách dùng chữ khôn ngoan, khôn khéo, tinh vi để tấn công.

    Hò chuyên nghiệp: Trong nhiều làng có những tay hò chuyên nghiệp. Chẳng hạn như trường hợp những tay hò kiệt chúng kiểu “ông Thiềm, bà Biên”. Hò giã gạo có lớp vế kể, vế sô, lớp vế trống; cũng như loại hò mái nhì, có hò cái và hò con trong trường hợp có nhiều người giả gạo. Trong hò giả gạo thường có từng cặp trai gái được xếp đặt kề bên nhau và cũng được chọn lựa từ trước như cuộc hẹn hò, trong việc đối đáp.

    Hai bên phải thật khéo léo trong những câu đáp và trả lời, vì giã gạo thường có nhịp điệu nhanh và những câu hỏi vấn thì nhiều khi khó đáp. Ở Huế và Thừa Thiên, sau khi mùa màng gặt xong và thời tiết tốt thì trai gái làng nầy đua nhau sang làng kia để hát giã gạo. Không phải chỉ một cối gạo mà có khi đến ba bốn cối gạo. Từ những chuyện hò giã gạo đối đáp, đi đến chuyện tình duyên là thường tình.

    Hò nện

    Khi họ làm việc thì có những loại hò hụi tức là hò nện của những người thợ đắp nền nhà, dùng những loại vồ khác nhau để đập đất, cũng để đánh nhịp:

    Hụ là khoan là hụ là khoan – Là hụ là khoan, là hụ là khoan – Chim khôn Hụ là khoan – Đậu nóc nhà quan Hụ là khoan -Trai khôn tìm vợ – Hụ là khoan – Gái ngoan tìm chồng – Hụ là khoan – Ở chốn ba quân… – Ô khoan là khoàn, hù là khoan…

    Thông thường thì dùng loại thơ lục bát được ngắt chia ra từng đoạn hai phần, xem kẻ vào là những đoạn “hụ là khoan”. Loại hù nện trong trường hợp diễn tả nầy (theo tiếng chày vồ đập mạnh) rất mạnh mẽ, đồng thời cũng rất nhanh, thường do những người đàn ông vừa đập mạnh vồ vừa ca hát.

    Hò thai:

    Thai nghĩa là thai đố. Những người sáng tác ra những câu thai thường là nho sĩ, có học thức vững và tham hiểu nhiều, nhất là trong tục ngữ, ca dao. Có những câu thai vốn có từ trước; nhưng cũng có nhiều câu mới sáng tác ra cho nên rất khó trả lời. Hò thai không phải theo nhịp điệu, mà chỉ để dùng trong những khi nhàn hứng. Cũng có những người dùng loại bài thai để bày ra lối chơi cờ bạc. Hò thai trong những trường hợp nầy có ý nghĩa tương tự như hát bài chòi (Bình Định). Bài Thai về “tên của những con bài” trong khi chơi bài ghế hay bài chòi như sau:

    Chơi Xuân gặp lúc e hè, “Ông ầm”, “Thái tử” đưa “xe” qua đò. “Lục chuôm” làm bạn “cửu chùa” Bán con “lá liễu” mà mua “nhất trò”. Nghiêng tai nghe nhặt “sưa” hò, Nâng niu “bạch tuyết”, nỏ lo chi “nghèo”. Tai “voi”, “đỏ mỏ” chạt theo, “Cột nọc” trăng gió, thả lèo “tám giây”. Đêm khuya “tứ cẳng” tới đây, Bên nớ “hai trạng” bên nầy “trạng ba” Sự tình “gà” mới gáy ra, “Gối” đầu trên “rốn”, “ngủ” mà thiu thiu. “bát bồng”, “nhị đấu” mĩ miều, Thợ cưa “một mắt” đánh liều chơi tiên. Bên nớ đã có “tám tiền”, Bên ni “tám mảng” đánh liền “thắt” lui.

    Hò ô và hò đạp nước:

    Loại nầy thường được dùng trong khi đạp nước vào ruộng. Trong trường hợp nầy thì người đạp nước không phải theo một nhịp điệu nào cả, khi khoẻ thì đạp nhanh, khi mỏi mệt thì đạp chậm hơn. Đây cũng là loại thơ lục bát được chia làm hai phần: phần dành cho hò cái và phần dành cho hò con. Tiếng hát thường là chậm và dùng nhiều tiếng đệm ơ..a..ê hay ô..ồ..hợ.

    Hò nện vôi:

    Hò nện vôi là một loại hò nện nhưng mang tính chất chắc khoẻ hơn, tiết tấu lại dồn dập, khẩn trương. Khi đâm vôi, mỗi cối có khoảng 4 hay 5 người. Một người “thợ hò” đứng bên ngoài, tay cầm đôi sênh, đánh nhịp cho đều với tiếng chày giã vôi. Người thợ hò hô lên một câu và đánh môt tiếng sênh, thì tất cả mọi người đứng bên các cối đều giơ chày lên, thợ hò đánh tiếp tiếng sênh thứ 2, thì mọi người đều xô “là hô hồ khoan ” và cùng nện chày đồng loạt xuống cối vôi.

    Thợ hò lại tiếp và đánh sênh tiếp lần thứ 2 thì mọi người đều giơ chày lên… cứ như thế mãi. Nhịp điệu mỗi lúc một khẩn trương thêm cho đến khi nào vôi đã được quánh lại thì mới dừng nghỉ. Thợ hò xướng lên: – Ai mà (nì), Tất cả đều xô: – là hô hồ khoan – Lợp miếu thiếu tranh, – Là hô hồ khoan .- Lợp đình (mà) thiếu ngói (nì – Là hô hồ khoan – Xây thành thiếu vôi – Là hô hồ khoan.

    Hò nàng Vung:

    Hò nàng Vung được dựa theo một thiên tình sử nổi tiếng tại Huế: Chuyện O Hiên, trò Siêu. Trò Siêu người làng Thanh Lương, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên – Huế) mồ côi cha từ thuở nhỏ, được người mẹ tảo tần nuôi dưỡng, cho ăn học để nên người có địa vị trong xã hội. Trò Siêu thành công trong giai đoạn đầu của việc dùi mài kinh sử; nhưng cũng trong khi đó, trò Siêu làm quen và yêu thương một cô gái làng Phú Bài, huyện Hương Thủy tên là cô Hiên.

    Nàng là con một gia đình giàu có, địa vị. Siêu được cô Hiên đáp tình lại, tuy nhiên gia đình nàng lại khinh Siêu nghèo khó, chưa đạt đến đường công danh hoạn lộ, nên cương quyết cắt đức mối tình, và đem nàng gã cho một nơi môn đăng, hộ đối.

    Siêu và Hiên tìm cách để vượt qua khó khăn, bèn tìm kế. Chàng về thưa với mẹ mình, được chính thức hoá mối tình, bằng cách đem trầu rượu sang nhà song thân cô Hiên để xin làm lễ hỏi. Cha mẹ Hiên thấy mẹ trò Siêu sang, đoán biết được mọi chuyện, xua đàn chó dữ của mình ra cắn. Bà mẹ Siêu què chân. Thất vọng và xấu hổ, cam tội bất hiếu, trò Siêu đã tìm nơi vắng vẻ thắt cổ chết.

    Nàng Siêu nghe chuyện đau đớn vô cùng, tìm đến gặp xác người yêu, chính nơi mà họ thường hò hẹn, rồi thắt cổ chết theo chàng.

    Chuyện O Hiên, trò Siêu trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ nhân hò hát. Trong các điêu hò nầy, trình tự và nội dung tương ứng trong từng đoạn của chuyện kể. Nổi tiếng nhất là “hò nàng Vung” (cô Hiên).

    Trên chiếu hò nàng Vung, nữ nghệ nhân đóng vai nàng Vung, đồng thời cũng là O Hiên. Còn vai trò Siêu thì do những nam thanh niên giỏi hát xướng trong vùng dự vào cuộc hò đảm nhận.

    Diễn viên nam vai trò Siêu cất tiếng hát:

    Tại vì: thầy mẹ bên em phụ khó, tham sang,” Mẹ của anh không vay lúa, nỏ (chẳng) tạm vàng,” Hô vàng, hô vện, hô đốm, hô khoang…” Một đàn chó dữ cắn mẹ anh què!” Bận nầy hổ thẹn với thế gian!” Anh đi tự vẫn, bỏ nghĩa tam cang không đền!”

    Diễn viên nữ trong vai O Hiên đáp lại như sau:

    -“Xin chàng hãy dằn lòng tự ái,” Thiếp dang tay níu lại, khoan, khoan!” Chàng đưa ngực thiếp vuốt, cho hạ chín lá gan,” Nhất mẫu, nhất tử, chàng đòi tự tử, bỏ mẫu từ ai nuôi?”

    Diễn viên nam nhân đó tha thiết hơn:

    “Anh mong Hiên, thấu tình, cạn lẽ,” Sống dương trần, anh không mất lòng đứa trẻ,” Lỡ thác rồi, em có nhớ:” Tình chồng, nghĩa vợ, thì hãy nuôi lấy mẹ già thay anh!

    Khi hình ảnh của trò Siêu ngã sấp xuống, thì O Hiên đáp lại:

    -“Hỡi anh ơi!” Chẳng thà ta thác có đôi,” Không thà anh thác, em ngồi chịu tang?” Đây sơi dây mây, xin vái Thiên Hoàng,” Cho tôi theo kịp gót chàng thủy chung…”

    Chuyện tình O Hiên, trò Siêu đến đây là trọn vẹn phần diễn xướng.

    Ngay khi đó, nàng Vung chuyển sang vai khác, để hò hát nỗi lòng uẩn khúc của mình. Về phần những người tham dự bên ngoài, cũng đã thâm nhập vào cuộc diện của hai người, hát khẩn nài hồn linh thiêng của Nàng Vung như sau:

    “Sai nàng Vung:” Nàng Vung: đánh trống lung tung,” Ba hồn, chín vía nàng Vung hãy -về!”- Dẫu mà đi chợ xa quê,”- Cũng xin nàng về mà nhập vô Vung.”- Vung đất khác thể Vung đồng,”- Cơm cha, áo mẹ, xây Vung cho tròn.” -Một mẹ sinh đặng ba con,”- Lưng eo, vú xách, hãy còn như xưa.”- Bà Ân, bà Quán cây dừa,” Ăn no, tắm mát, ngồi chờ nàng Vung.”- Nàng Vung! Ơi hỡi Nàng Vung!”- Có thương, có nhớ, thì vùng mà lên!” Lên trời, che đám trăng lu,” -Che lọng, che dù, chớ để nghênh ngang.”- Mặt trời đã xế mái trang,”- Hồn xiêu, phách tán, Nàng Vung cũng về…” Hò mái xấp:

    Loại nầy dùng cho những người chèo thuyền, cũng như hò mái nhì và hò mái đẩy. Mái đẩy có nghĩa là dùng chèo lướt mạnh để đẩy cho thuyền đi tới nhanh. Hò mái xấp cũng có ý nghĩa tương tự, vì sấp hay xấp có nghĩa là quay ngược chèo để đẩy tới cho thật nhanh.

    Hò đưa linh Quảng Bình:

    Đưa linh là tiễn đưa linh hồn của người quá cố qua bên kia thế giới. Những thể điệu về đưa linh thường là giọng bi thương, não nùng, tha thiết, gây cãm xúc thương nhớ.

    Thể điệu: Hoà đưa linh thường sáng tác theo điệu ngũ ngộn trong những đoạn tự sự và lục bát trong những đoạn tình cảm. Câu cuối của khổ thơ được lặp đi, lặp lại hai ba lần và mỗi khổ thơ là một câu hò trình bày một nội dung đầy đủ.

    Nội dung: Trong nội dung của một buổi hò đưa linh có thể nhiều câu hỏi , tức là nhiều khổ thơ đi liền nhau làm thành một chương đoạn ghép lại với nhau, tuy nhiên toàn thể làn điệu của một bài đưa linh thì không thay đổi.

    Thành thử, trong khi đưa đám tang mà có hò đưa linh (trong buổi tế hay khi lên đường) mà khi nghe điệu hò đưa linh của những đoàn hát chuyên ngành, thì những người tham dự tiễn đưa sẽ phải liên tục cảm hoài, buồn thương không dứt.

    Hò đưa linh – chèo cạn ở Thừa Thiên

    Khác với hò đua linh Quảng Bình, đây là một hệ thống diễn xướng, gồm các điệu múa, hường, ngâm hát, hò, lý, liên tiếp nhau. Cũng như trên thể hát nầy để trình bày trước quan tài, khi đưa người quá cố đến mộ và khi sắp hạ huyệt.

    Theo ý nghĩa chung, thì đây là cách tiễn đưa linh hồn của người chết về cõi âm với tất cả niềm hoài cảm của những kẻ thân thương.

    Thể điệu: Trong một buổi hò đưa linh – chèo cạn thường gồm các hình thức: hát nam linh, hường (một kiểu nói lối nhưng mạnh hơn, dài hơn và chặt chẻ bi thương hơn), hát bắt bài (tùy cảm hứng nói lái đưa linh, lý đưa linh và hát lui thuyền (gồm có: điệu lý ta lý và điệu hò chèo thuyền).

    Phần kết thúc, thông thường là hò nện và đọc vè.

    Nhạc điệu: Hò đưa linh của vùng Thừa Thiên và Quảng Trị được hò khi thì theo ngũ cung đúng, khi thì hò theo ngũ cung hơi nam giọng ai.

    Nội dung: bất cứ một bài đưa linh – cửa cạn nào cũng phải được thể hiện tâm trạng đau thương thống thiết của người còn sống đối với người đã khuất. Ngoài ra, phải có những chi tiết thích hợp cho hoàn cảnh gia đình của họ trong giai đoạn vĩnh biệt nầy.

    Tổ chức: trong một buổi hò đưa linh tại Huế, dẫn đầu của đoàn là kép chủ diễn, thường mang y phục như một kép diễn tuồng; theo sau là 12 chèo con, y phục giống nhau như binh phục lính thú đời xưa; sau cùng là người lái, chỉ khoác y phục bình thường.

    Chữ hiếu qua các điệu hò miền Trung (Nguyễn Đức Tăng)

    Cũng như ca dao, những câu hò trong dân gian thuộc loại văn chương bình dân nên rất phổ cập trong dân chúng. Tác giả của nó có thể là những nhà thơ dân gian, thường không lưu lại tên tuổi như những nhà thơ của văn học thành văn, nhưng cũng đóng góp đời mình vào sự phát triển của ngôn ngữ thơ ca trong lãnh vực văn chương bình dân.

    Những câu hò thường tồn tại do sự truyền khẩu trong dân gian và thường lưu trữ trong ký ức của con người, cho nên khi con người từ giã cõi đời, đã mang theo phần vốn liếng lưu trữ ấy. Do đó không tránh khỏi sự thất thoát và cũng do đó, việc sưu tầm các thể loại hò cũng phải có giới hạn, không thể nào được hoàn toàn đầy đủ.

    Ngày nay, thời đại văn minh khoa học, văn hoá dân gian cũng không tránh được sự đổi thay. Khi mà phong trào Karaoké thịnh hành trong dân gian, từ thành thị đến thôn quê, liệu rằng chúng ta có còn nghe tiếng hò ru em, tiếng hò khoan, tiếng hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy hay hát hố… thường văng vẳng đâu đây trên quê hương yêu dấu như những ngày đằm thắm xa xưa?

    Tuy nhiên, chúng ta cũng không lấy làm ngạc nhiên khi thấy văn học dân gian có thể thất thoát, nhưng không thể mai một được, vì nó phát xuất từ sự hồn nhiên của con người. Dù ở thời đại văn minh khoa học, siêu thông tin, con người đã lên cung trăng, nhưng con người vẫn là con người, không thể biến thành cái máy, không thể đánh mất tính hồn nhiên, không thể đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.

    Bài này tôi chỉ xin đề cập đến chữ hiếu qua vài điệu hò miền Trung và không đủ khả năng để đào sâu nguồn gốc đã có hơn ba ngàn năm trước mà cho đến nay người ta không rõ những từ ngữ như “hố rị”, “hố hụi”… là ngôn ngữ của dân tộc Việt hay Chàm.

    Trong những hoàn cảnh địa lý khắc nghiệt, người dân miền Trung, nhất là ở nông thôn, phải luôn chịu đựng để mưu sinh, để vươn lên, những câu ca dao, hò vè ở vùng đất nầy không được trau chuốt, có vẻ chân quê, mộc mạc nhưng đằm thắm tình người. Những câu hát điệu hò nói chung thường biểu hiện ngôn ngữ, tín ngưỡng, tình cảm và sắc thái của từng vùng đất.

    Những điệu hò miền Trung có hò mái nhì, hò mái đẩy, hò giã gạo, hò ru em, hò bả trạo, hò hố… Bài nầy tôi chỉ đề cập đến một vài câu hò ru em và hò giã gạo theo sự hiểu biết rất hạn hẹp của mình, với cốt ý nói lên lòng hiếu kính của con cái đối với cha mẹ bàng bạc trong các câu hò.

    Từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã có kinh nghiệm về giáo dục bình dân đại chúng. Ngay từ lúc nằm nôi, con trẻ đã được người lớn dỗ dành qua tiếng hò à ơi… để ru ngủ. Tiếng hò ngân nga dịu dàng êm ái hoà nhịp với tiếng võng kẽo kẹt đẩy đưa đều đặn như tiếng nhạc êm dịu, đưa trẻ con vào giấc ngủ say.

    Hầu hết những câu hò đều đơn sơ giản dị, nhưng chất chứa tình cảm của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, sự biết ơn của con cái đối với bậc sinh thành:

    Công cha nghĩa mẹ thật là cao dày, bổn phận làm con phải biết đền đáp:

    Ơn cha ba năm lai láng

    Nghĩa mẹ chín tháng cưu mang

    Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn

    Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn

    Thôi thì hai đứa mình lên non gánh đá

    xây lăng phụng thờ.

    Khác với hò ru em, hò giã gạo không theo bài bản sẵn có đã thuộc nằm lòng mà phải có tài ứng khẩu linh động tại chỗ để đối đáp tức thời giữa bên nam và bên nữ, thông thường có hai nam và hai nữ. Gọi là hò giã gạo vì ở nông thôn những lúc giã gạo người ta hay cất tiếng hò cho vui theo nhịp chày nện xuống cối gạo để thêm hăng hái và bớt thấy mệt nhọc. Nhưng trong những buổi hò có tính cách trình diễn trước công chúng thì tiếng hò kèm tiếng gõ nhịp trên chiếc cối tượng trưng mà thôi.

    Rạp Đồng Xuân Lâu ở thành phố Huế là rạp hát bội nổi tiếng lâu đời mà đôi lúc còn là nơi tổ chức hò giã gạo có tiếng tăm. Những nơi làng mạc, hò giã gạo thường tổ chức ngoài trời, thường là ở trước sân đình hay những địa điểm có thể tập trung dân chúng đông đảo trong những đêm trăng thanh gió mát. Các cặp nam nữ luân phiên hò đối đáp qua lại từ tối cho đến gần sáng mới chấm dứt. Càng về khuya lời đối đáp càng gay cấn, càng hấp dẫn và đôi khi có những cặp trai gái phải lòng nhau để rồi sau đó đi đến chỗ: ” đôi ta nên vợ thành chồng “.

    Trong những điệu hò giã gạo, qua lời đối đáp giữa nam và nữ, luôn nhắc nhở đến đạo lý cương thường, đến bổn phận thiêng liêng của con người. Và đây là chàng trai cất lời ướm hỏi:

    -Đêm khuya trăng dọi thềm đình

    Hỏi người bạn gái thương mình hay không?

    Người con gái luôn dè dặt thận trọng tìm lời đáp lại:

    -Thương em thì nhờ thầy mẹ tính toan

    Không phải em vô sòng giã gạo hát hò khoan mà thành!

    Hay là:

    -Em thương còn bụng mẹ thầy

    Đèn treo trước gió biết xoay ngã nào?

    Không được trả lời dứt khoát chàng trai phải đánh đòn tâm lý:

    -Trao duyên gởi số cho chàng

    Kẻo cô đơn mình thiếp, có khối vàng cũng như không!

    Xét mình chưa đền đáp ơn sâu nghĩa nặng đối với các bậc sinh thành, nàng đáp ngay:

    Hay là:

    -Thầy mẹ sinh em ra đựơc chút má đào.

    Biết lấy chi đền ơn đáp nghĩa mà khiến thiếp trao ân tình?

    Người con trai vẫn viện thêm cớ để tiếp tục tấn công:

    Dù không được đáp ứng nhưng chàng trai vẫn dùng đòn tâm lý để tấn công tới tấp:

    -Em ra lấy chồng mà kiếm chút con

    Kẻo một mai người ta có mình không cũng buồn!

    Nhưng nàng vẫn khăng khăng từ chối vì nàng còn còn bổn phận phải phụng dưỡng mẹ già:

    -Em ra lấy chồng biết bỏ mẹ cho ai

    Chiều hôm quạnh vắng khuya mai một mình!

    Hay là:

    -Em ra lấy chồng bỏ mẹ cho ai

    Thu đông tiết lạnh mẹ ngồi hoài trông con!

    Người con trai nhắm vào chỗ yếu của phái nữ, thường sợ muộn màng ế ẩm, bèn tiếp tục dụ dỗ:

    Cho dù người con trai có tìm đủ mọi cách để thuyết phục, nàng cũng chẳng mềm lòng, nghĩ mình còn son trẻ, chẳng lo chi tới chuyện muộn màng mà chỉ nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại cha già mẹ yếu không ai phụng dưỡng:

    Đối với nàng, sớm muộn nhờ trời, dẫu có ế ẩm cũng cam đành. Nàng xem chữ hiếu là trọng:

    Tán tỉnh mãi không xong chàng bèn đánh bạo ngỏ ý với nàng là sẽ cậy người mang cau trầu rượu đến dạm hỏi, nhưng nàng vẫn một mực chối từ; không phải là nàng có ý chê bai chàng mà chỉ vì muốn giữ tròn chữ hiếu…

    Để cho chàng còn nuôi chút hy vọng, nàng khuyên chàng nên lo học hành và hứa sẽ một lòng chờ đơi:

    Được lời như cởi tấm lòng, chàng cũng muốn tỏ ra mình vốn là người biết trọng đạo lý cương thường:

    Khuyên em giữ lấy chữ cang thường

    Anh đây con người quân tử không bỏ ruồng mà lo!

    Nhưng cũng có trường hợp người con trai dụ dỗ không xong, bèn tìm cách xúi dại người con gái bỏ nhà ra đi:

    Là người con hiếu thảo, nàng không thể nghe lời chàng xúi bậy làm điều thất hiếu, trái với luân thường đạo lý. Tốt hơn là khuyên chàng nên cậy người mai mối, mang trầu rượu đến hỏi cho đẹp mặt mẹ cha:

    -Anh lui về sửa cậy mối dong

    Trầu mâm rượu hũ đẹp lòng mẹ cha

    Kể từ ngày mẹ đẻ con ra

    Mem cơm trún sữa lớn mà từng ni

    Em nghe anh mà bỏ ra đi

    Thất hiếu với phụ mẫu, tội ni ai đền?

    Cũng có trường hợp đôi trai gái yêu nhau nhưng cha mẹ không bằng lòng:

    -Anh thương em mà thầy mẹ thoái thác, chú bác cản ngăn

    Thôi dành huệ héo theo lan bận này!

    Không muốn thấy cảnh lan tàn huệ héo, nàng bèn bày mưu tính kế cho chàng:

    -Anh muốn gần, em vẽ chước cho

    Cầm một buồng cau, chai rượu, anh giả đò tới chơi.

    Nghe lời em, nhưng vì chàng mặc cảm nhà nghèo, e rằng sẽ gặp trở ngại:

    Để trấn an chàng, nàng khơi niềm hy vọng là cha mẹ vì thương con gái, sẽ không nỡ từ chối lời cầu hôn của người yêu con mình:

    -Thầy mẹ không thương thì miệng bẩm chân quỳ

    Thầy mẹ thương em chừng nào thì thương anh chừng nấy chứ can gì mà anh lo!

    Nhưng nhiều khi thấy duyên nợ khó thành, chàng chỉ còn cách tự an ủi:

    Có khi người con gái cũng phân vân khó nghĩ, bởi bên tình bên hiếu biết nghiêng bên nào:

    Tâm trạng đau khổ của chàng cũng chẳng khác gì tâm trạng của nàng, thôi thì chỉ biết an ủi nhau là chúng mình còn trẻ, hãy an tâm lo phụng dưỡng mẹ cha cho tròn đạo hiếu, còn duyên tình rồi sẽ hạ hồi phân giải:

    Thường thì những người trai làng khi thấy gái làng đi lấy chồng xa cũng buông lời tiếc trách:

    “Sao em không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa?”.

    Thực tình thì đa số gái làng thường ái ngại cái cảnh phải đi lấy chồng xa, bỏ cha mẹ già không ai cưu mang,

    “chén cơm ai xới, chén trà ai bưng?”.

    Tuổi thầy mẹ gần đất xa trời không lo chăm sóc, phụng dưỡng, đến khi chết đi dù có làm heo cúng giỗ cũng chỉ là cảnh “làm văn tế ruồi”:

    Đôi khi người con gái cũng có nhận xét tinh tế, thấy tình nhân mình không biết trọng lễ nghĩa, nên phải tỏ thái độ bất bình, không muốn phí công chờ đợi:

    Lễ giáo ngày xưa khắt khe, với quan niệm “nam nữ thọ thọ bất thân”, trai gái chỉ ngồi kề nhau cũng bị rầy la huống chi là chạm đến xác thịt. Nhưng rồi cảnh “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, chuyện động trời không mong mà lại đến, chẳng phải lỗi riêng ai, nàng chỉ còn cách cầu mong chàng lo liệu thế nào kẻo thầy mẹ thả bè trôi sông thì chết mất:

    Nghe lời kêu cứu của nàng, chàng chỉ biết tìm cách trấn an rằng chuyện đã lỡ dĩ, nếu có bề gì thì chàng sẽ xử sự sao cho trọn nghĩa vẹn tình:

    Nhưng tình thương con vô bờ bến, thầy mẹ nàng nỡ nào lăn sáo thả sông mà chỉ đánh nàng trăm roi rướm máu để phạt tội “gái hư thân trắc nết”.

    Trước tình huống đó, chàng trai chỉ biết khuyên nàng ráng chịu đòn, rồi chàng sẽ tìm cách an ủi, xoa dịu:

    Nàng bị đòn rướm máu đau đớn lắm nhưng được chàng an ủi bằng cách đưa nàng ra chốn đồng không mông quạnh để lấy dầu cù là thoa bóp, chắc rằng cả hai chẳng còn thấy gì là đau khổ trên trần gian.

    Người viết xin được phép chấm dứt.

    (Nguyễn Đức Tăng)

    oOo

    Hò Giả Gạo – Phong Thủy & Xuân Thoại:

    Hò Mái Nhì – Vân Khánh:

    Hò Đối Đáp – Tốp ca:

    Hò Giã Gạo – Mai Lê:

    Hò Hụi – Bình Trị Thiên:

    Hò Tiếp Linh:

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tác Dụng Cực Kì To Lớn Của Quả Cầu Đá Phong Thủy Vật Phẩm Và Đá Phong Thủy Tại Tp Vinh, Nghệ An
  • Những Ý Nghĩa Kì Diệu Của Quả Cầu Phong Thủy Vật Phẩm Và Đá Phong Thủy Tại Tp Vinh, Nghệ An
  • Top 10 Địa Chỉ Bán La Bàn Phong Thủy Uy Tín Nhất 2022
  • Trương Hoài Tuyên Nhập Viện Sau Khi Quay Xong Phong Thủy Thế Gia
  • Ngất Ngây Với Đồ Họa 3D Và Hiệu Ứng Của Võ Lâm Truyền Kỳ 2 Mobile

Hoa Sen Mang Ý Nghĩa Gì ?

--- Bài mới hơn ---

  • Cẩm Tú Cầu Xinh Đẹp Mang Ý Nghĩa Gì?
  • Mạng Kim Với Mạng Mộc Có Hợp Không?
  • Có Được Mang Hoa Tươi Lên Máy Bay Không?
  • 40 Cách Kinh Doanh Buôn Bán Gì Hợp Xu Hướng Với Số Vốn Nhỏ Lẻ Để Kiếm Tiền Là Cơ Hội Và Ý Tưởng Bây Giờ
  • Mạng Mộc Hợp Với Mạng Gì? Mạng Mộc Hợp Với Màu Sắc Nào
  • Hoa sen hồng

    Hoa sen mang một số đặc tính như: 1. Không nhiễm. 2. Trừng thanh. 3. Kiên nhẫn. 4. Viên dung 5. Thanh lương. 6. Hành trực. 7. Ngẩu không. 8. Bồng thực.

    1. Đặc tính không nhiễm: Hoa sen dù mọc lên từ bùn nhơ, nhưng tính chất của nó vẫn không mang mùi hôi của bùn. Ca Dao Việt Nam có bài nói về đặc tính không cấu nhiễm nầy:

    Trong đầm gì đẹp bằng sen

    Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

    Nhụy vàng bông trắng lá xanh

    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

    Dù nằm trong bùn trải qua nhiều ngày tháng, nhưng hoa sen vẫn chờ ngày vươn mình lên khỏi mặt nước để nở ra và rồi khoe hương khoe sắc, ngát tỏa hương thơm cùng khắp đất trời. Ta thấy giữa bùn và hoa không dính dáng gì nhau. Bùn là tượng trưng cho phiền não nhiễm ô, còn hoa sen là tiêu biểu cho thanh tịnh. Điều nầy, để nói lên cái ý nghĩa thâm trầm là chư Phật Bồ tát ra đời, các Ngài vẫn sinh hoạt trong dòng đời, nhưng các Ngài không bao giờ bị cấu nhiễm. Cư trần bất nhiễm trần là thế. Ngược lại, chúng ta thì có khác. Chúng ta đụng đâu nhiễm đó. Mặc dù trong mỗi người chúng ta đều sẵn có hoa sen bất cấu nhiễm nầy. Hoa sen là để tiêu biểu ẩn dụ cho mỗi người chúng ta ai ai cũng sẵn có Phật tánh. Mà Phật tánh vốn không cấu nhiễm, vì bản chất của nó thanh tịnh sáng suốt. Nhưng vì chúng ta theo dòng vô minh vọng nghiệp mà tạo ra nhiều tội lỗi để rồi bị dính mắc trong trần lao ô nhiễm. Đó là đặc tính thứ nhứt.

    2. Trừng thanh: Trừng thanh là lóng trong. Điểm đặc biệt là chỗ nào có hoa sen mọc, thì chỗ đó nước không bao giờ đục. Do đó, khi chúng ta hái hoa sen, thì khỏi cần phải rửa, bởi hoa sen không dính bùn nhơ. Bởi vì bản chất của nó mang sẵn tính trừng thanh. Điều nầy để nói lên cái ý nghĩa biểu trưng rằng, nơi nào có chư Phật, Bồ tát ra đời, thì nơi đó sẽ đem lại cho chúng sanh có sự an ổn mát dịu. Ngược lại, nơi nào có những phần tử xấu ác bất lương, thì nơi đó chắc chắn là sẽ xảy ra lắm điều phiền phức họa hại bất an.

    Đặc tính trừng thanh nầy, các loài hoa khác không có. Đặc tánh nầy, nếu chúng ta khéo biết áp dụng vào đời sống thực tế hằng ngày, thì cũng rất là lợi ích. Vì sao? Vì có thường xuyên lóng lặng cấu uế phiền não thì nước hồ tâm của chúng ta mới trong sạch thanh lương được. Mà phiền não không có, tất nhiên là chúng ta sẽ có an lạc hạnh phúc ngay.

    3. Kiên Nhẫn: Như chúng ta đã biết, hoa sen là loại túc căn thảo, tức một loại có nẩy mầm từ rễ củ của năm trước. Hoa sen mang đặc tính kiên nhẫn rất là kỳ thú. Rễ củ của nó nằm trong bùn thật lâu để chờ đợi khi hội tụ đầy đủ nhân duyên là nó sẽ nẩy mầm ngay. Sự chờ đợi đó, tức là đức tánh kiên nhẫn. Đức tánh nầy, rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Người nào có đức tánh kiên nhẫn nầy, thì người đó khi ra làm việc gì chắc chắn sẽ dễ đạt được thành công. Bằng ngược lại, thì khó mong đạt được.

    Có nhiều khi, vì một việc rất nhỏ nhặt nào đó xảy ra mà chúng ta cũng không đủ sức kiên nhẫn để vượt qua, thì đừng nói chi đến việc trọng đại. Việc đời cũng như việc đạo muốn có kết quả tốt đẹp, tất nhiên, chúng ta phải có đức tánh kiên nhẫn nầy. Nếu không, thì khó mà thành công trong bất cứ lãnh vực nào. Cho nên, đức tánh kiên nhẫn là một đức tánh tối thiết yếu trong đời sống hướng thượng thăng hoa, khác nào hoa sen đã kiên nhẫn vươn lên tìm sự sống cao đẹp vậy.

    Thanh Lương: Thông thường các loài hoa thi nhau đua nở vào mùa Xuân, vì mùa Xuân là mùa mát mẻ. Ngược lại, chúng không thể nở hoa vào mùa Thu hay mùa Ðông. Vì mùa Thu là mùa hay có mưa phùn còn mùa Ðông thì giá lạnh. Do đó, không thích hợp cho các loài hoa khai hoa nở nhụy. Khác hơn các loài hoa khác, hoa sen lại nở vào mùa Hạ, đây là mùa nóng bức. Điều nầy, để nói lên ý nghĩa chư Phật Bồ tát ra đời trong cõi đời ngũ trược, chúng sanh dẩy đầy phiền não, bức bách khó chịu, các Ngài mang lại nước cam lồ từ bi để tưới tẩm làm mát dịu cho mọi người. Hành trực: Hành trực là chỉ cho thân ngay thẳng. Không có loài hoa nào mọc lên mà có thân hình (cọng sen) ngay thẳng như hoa sen. Điều nầy, để tiêu biểu: “người tu hành cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng”. Trong Kinh Duy Ma Cật có câu nói: “Trực tâm tức thị đạo tràng”. Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh thuận nghịch nào hay ở bất cứ nơi đâu mà tâm ta ngay thẳng, tức không khởi nghĩ hai bên: có, không, phải trái v.v…dù là ở nơi giữa chợ búa, thì ta cũng biến nơi đó thành đạo tràng. Đạo tràng là nơi thanh tịnh. Như vậy, đức tánh ngay thẳng là đức tánh mà người Phật tử cần phải áp dụng hành trì trong đời sống thực tế. Có thế, thì chúng ta mới có sự lợi lạc, như hoa sen mọc từ bùn thẳng lên và rồi khoe hương khoe sắc vậy. 4. Tánh Viên Dung: Đức tánh nầy, đặc biệt chỉ có hoa sen mới có. Vì hoa sen có những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa. Đây là tiêu biểu cho tánh viên giác của mỗi chúng sanh sẵn có. Tánh viên giác vượt ngoài phạm trù nhân duyên đối đãi. Hoa sen từ lúc nở cho đến lúc tàn, không bị loài ong bướm làm hư hoại, khác với các loài hoa khác bị ong bướm tìm đến bu đậu và hút lấy nhụy. Điều nầy, nói lên tánh viên giác tròn sáng vô ngại, không bị cảnh nào có thể làm tiêu hoại ô nhiễm nó được.

    7.

    Giữa mùa hè oi ả nóng bức, nhưng hoa sen vẫn bất chấp sự nóng bức đó mà vẫn vươn mình mọc lên, để nói lên rằng, dù chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới đang bị thiêu đốt bởi những thứ lửa dục vọng tham sân si…nhưng chúng ta vẫn cố gắng bền tâm nhẫn nại chịu đựng để khắc phục vượt qua. Đồng thời dùng nước chánh pháp để tưới tẩm làm mát dịu tâm hồn.

    5. Ngẩu không: Hoa sen tuy thân ngay thẳng, nhưng trong ruột thì trống rỗng. Điểm đặc biệt nầy để nói lên một ý nghĩa rất thâm trầm là người tu hành cần phải có tánh hỷ xả. Hai đức tánh nầy Bồ tát luôn thực hiện. Nói đến hạnh hỷ xả, chúng ta liền nghĩ ngay đến Bồ tát Di Lặc.

    Đức Di Lặc ngồi trơ bụng đá

    Bao bụi trần bám đã rồi rơi

    Mặc cho thế cuộc đầy vơi

    Dửng dưng như một nụ cười an nhiên.

    Đối với Bồ tát Di Lặc mọi việc đến và đi, tất cả chỉ là một nụ cười an nhiên. Một nụ cười khi nhìn thấy:

    Mắt trông thấy sắc thì thôi

    Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không

    Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng

    Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tuổi Giáp Tý Và Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Cá Cảnh
  • Ngũ Hành Là Gì? Mệnh Thủy Có Hợp Với Mệnh Kim Không?
  • Người Mệnh Thủy Hợp Với Hướng Nhà Nào? Hợp Mệnh Nào Và Khắc Mệnh Nào?
  • Mệnh Thổ Có Phù Hợp Làm Nhà Gỗ Truyền Thống Bắc Bộ Hay Không
  • Người Mệnh Hỏa Có Nên Dùng Đồ Nội Thất Bằng Gỗ ?

Phở Kim Quy Fountain Valley, Ca 92708

--- Bài mới hơn ---

Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam Chọn Lọc

--- Bài mới hơn ---

  • Bí Quyết Chọn Lựa Thời Điểm Sinh Con Trai Hay Con Gái Theo Lịch Vạn Niên Trung Quốc Giúp Bạn Đạt Được Ước Mơ
  • Truyện: Thiên Tài Tướng Sư
  • Tục Thờ Tượng Con Chó Đá Phong Thủy Ở Việt Nam
  • Mua Đồng Tiền Xu Phong Thủy Của Việt Nam Ở Đâu?
  • Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Sử Dụng Đồng Tiền May Mắn Của Việt Nam
  • Tục ngữ ca dao Việt Nam chọn lọc nét văn hóa đặc sắc của dân tộc

    Ca dao, tục ngữ là sự kết tinh, lắng đọng vốn sống và những kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Đây là loại hình văn nghệ truyền miệng từ đời này qua đời khác. Trải qua bao biến thiên cuộc sống, trong thời đại ngày nay, ca dao, tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống.

    Cuốn sách “Tục ngữ ca dao Việt Nam chọn lọc” là công trình sưu tầm, nghiên cứu công phu, khoa học, tập hợp khá nhiều tinh hoa của tục ngữ, ca dao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nhằm cung cấp một nguồn “sử liệu” về văn học dân gian cho độc giả.

    Tục ngữ ca dao Việt Nam chọn lọc cuốn sách tập hợp những câu ca dao tục ngữ muôn đời của dân tộc ta được đúc kết lại.

    Cuốn sách văn học- tiểu thuyết có các phần như:

    Phần I. Tình cảm, tình yêu đôi lứa

    -Hôn nhân và tình cảm gia đình

    – Tục ngữ, ca dao về lao động nghề nghiệp

    – Tục ngữ ca dao ca ngợi Bác Hồ…

    Nó không dừng lại ở những trang giấy thông thường mà đó là nguồn tư liệu quý giá giúp cho người đọc với nhiều đối tượng khác nhau có được cái nhìn sâu rộng hơn về loại hình văn hóa dân gian của Việt Nam bao đời nay.

    Ca dao, tục ngữ có những lối giáo dục chân thực, hóm hỉnh tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú. Trong đời sống hàng ngày, câu ca dao, tục ngữ vẫn được ông bà, cha mẹ truyền tụng khuyên răn con cháu. Loại hình văn hóa truyền miệng này như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn cho thế hệ hôm nay và mai sau.

    Đấy là một cuốn sách có giá trị về luân lý và đạo đức học, vì đấy là cái nền để rồi đến khi hấp thu được tư tưởng đạo đức mới của thời đại mới, mới có thể trở thành được những con người Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đại. Đó là một mẫu người Việt Nam đẹp nhất, những con Rồng cháu Tiên xuất hiện dưới thời đại Bác Hồ, sẽ là những người Việt Nam có tâm hồn đạo đức đẹp nhất từ xưa đến nay. Cái đẹp của người Việt Nam mới là sự hợp thành bởi hai sắc thái đạo đức Truyền thống và Hiện đại. Hai yếu tố ấy như là hai phần trong một cơ thể Người – Thiếu đi một phần sẽ trở nên “bất thành nhân dạng”, không thể nào trở thành được một Con người mới, của Thời đại mới.

    Tục ngữ ca dao Việt Nam chọn lọc cần thiết và hữu ích, nhất là cho lớp người trẻ tuổi, những người sẽ quyết định vận mệnh tương lai của đất nước.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Thơ Tình Việt Nam Chọn Lọc
  • Tranh Hoa Mẫu Đơn Đẹp, Phong Thủy, Vn & Trung Quốc
  • Chọn Mua Sim Phong Thủy Hợp Mệnh Của Bạn /xem
  • Cây Phong Thủy Tuổi Tuất
  • 5 Cách Bố Trí Hướng Bàn Làm Việc Hợp Phong Thủy Người Tuổi Tuất ?

Y Nghia Sim Duoi 80 So 80 Co Y Nghia Gi

--- Bài mới hơn ---

  • Y Nghia So 79 Trong Phong Thuy 4 So Cuoi Sim Dien Thoai Chia 80
  • Xem Sim Phong Thủy Hợp Tuổi Tra Cứu Số Điện Thoai Đẹp
  • Bật Mí Ý Nghĩa Đuôi Số Điện Thoại Để Biết Dãy Sim Đang Dùng Tốt/xấu
  • Số 99 Có Ý Nghĩa Gì? Số 99 Có Phải Lúc Nào Cũng Tốt?
  • Ý Nghĩa Số 89 Là Gì, Số 89 Có Ý Nghĩa Gì Trong Phong Thủy Số
  • Ý nghĩa Sim đuôi 80 không thuần tuý là chiếc sim số đẹp mà nó còn sở hữu cho bản thân các ý nghĩa phong thủy tích cực đem tới các sự may mắn cho người sở hữu.

    1. Ý nghĩa số 80 – Số 80 có ý nghĩa gì?

    Xét trên ý nghĩa của con số hợp thành

    Cách đơn giản và phổ biến nhất hiện nay để biết ý nghĩa số 80 đó là tìm hiểu từ ý nghĩa các con số hợp thành nên nó là số 8 và số 0. Để lý giải được ý nghĩa số 80, cần hiểu được ý nghĩa số 8 và ý nghĩa số 0 và ý nghĩa phong thủy số 80.

    Ý nghĩa con Số 8 phát âm theo tiếng Hán là “bát” gần với chữ “phát” vì thế ý nghĩa số 8 – phát tài phát lộc, là sự phát triển. Do đó, có rất nhiều người thích sử dụng số 8 vì ý nghĩa số 8 mang lại tài lộc cho người dùng.

    Ý nghĩa số 0 trong dãy số tự nhiên thì lại khác, số 0 được sử dụng rộng khắp trên toàn châu Âu và trở thành 1 ký hiệu không thể thiếu trong toán học. Số 0 cũng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực: sim số, số nhà, biển số xe… Số 0 là khởi đầu cho vạn vật.

    Xét theo ý nghĩa biểu tượng

    Trong giới chơi cờ bạc, lô đề ngày xưa, người ta thường dùng các kí hiệu, biểu tượng, hình ảnh để biểu thị ý nghĩa các các con số, con chữ. Ý nghĩa số 80 được biểu thị bằng hình ảnh Ông Táo. Ông Táo là người cai quản công việc trong gia đình, được mọi người thờ cúng và tôn trọng. Do đó, ý nghĩa số 80 được xem là rất tốt theo phương diện này.

    Xét theo ý nghĩa cân bằng Âm Dương

    Cách đơn giản nữa để biết số 80 có ý nghĩa gì là thông qua sự cân bằng chẵn lẻ – âm dương con số trong dãy số tự nhiên của nó. Sự cân bằng âm dương trong con số biểu thị cho sự cân bằng hòa hợp trong cuộc sống. Số chẵn là âm, số lẻ là dương. Số 80 mang trong mình 2 số chẵn – hành âm. Có người cho rằng đây là ý nghĩa xấu nhưng cũng có người yêu thích vì nó tròn trịa, dễ nhớ.

    Hầu hết dân chơi sim, lựa chọn sim đẹp chắc chắn không thể cho qua số sim đuôi 80 nội bật này. Ý nghĩa những con số trong điện thoại là sự sắp xếp hài hòa, phong thủy bảo đảm sẽ làm hài lòng quý khách. Với ý nghĩa mang lại nhiều may mắn. Nếu là người chuyên săn lùng sim số đẹp, người am hiểu về sim số đẹp họ sẽ để ý đến việc chọn sim 10 số hay sim 11 số cũng như nhà mạng phân phối Sim đuôi 80 này (Vinaphone, Viettel, Vietnamobile, Gmobile , Mobifone, Itelecom, Reddi) để có được chiếc sim có giá trị nhất và phù hợp nhất.

    không thuần tuý là chiếc sim số đẹp mà nó còn sở hữu cho bản thân các ý nghĩa phong thủy tích cực đem tới các sự may mắn và mỹ mãn cho người dùng.

    2. Nhu cầu tìm hiểu về Ý nghĩa số 80

    Quan niệm giân dan tin tưởng rằng, sở hữu một con số có ý nghĩa tốt đẹp sẽ là cơ sở cho việc nhận được nhiều may mắn và tài lộc hơn. Chính vì thế, nhu cầu tìm hiểu số 80 ngày càng tăng lên.

    3. Ý nghĩa của con số 80

    Con Số 80 đại diện cho sao long đức (sao này chủ về làm ăn phát đạt luôn gặp may mắn, mọi việc đều thuận lợi, ra ngoài luôn có sự hậu thuẫn ở đằng sau). Phong thủy ý nghĩa số 80 còn là tình cảm vợ chồng luôn nồng thắm gia đình hạnh phúc, dù có bệnh trong người thì cũng mau chóng khỏi.

    Một điều cần lưu ý khi tìm hiểu về Ý nghĩa số 80 trong ý nghĩa những số sim điện thoại. Cũng như các con số khác là bạn nên đặt nó ở các góc độ khác nhau xét trên nhiều khía cạnh hơn để có thể đưa ra được ý nghĩa từ những số sim điện thoại chứa số 80. Ở các phương diện ấy, bạn sẽ tìm được các câu trả lời cho số 80 trong ý nghĩa tổng quan của 1 số sim điện thoại mạng: Viettel, mobifone, Vinaphone, Vietnamobile… có ý nghĩa gì cũng sẽ khác nhau đấy.

    4. Giải mã quẻ số 80

    hung tinh tám độ.

    Sự nghiệp: Tướng tinh, học giả, thời lộc, phá tài, tai ách.

    Gia đình: Nhân khẩu trong nhà quá nhiều,

    Sức khỏe: Nhiều bệnh, tam tài tốt có thể bình yên.

    Ý nghĩa ẩn chứa: Suốt đời khó khăn gian khổ không dứt, bệnh hoạn, hình thương, người chết yểu nhiều, nếu người có sinh hoạt ẩn độn sớm, có thể yên tâm lập mệnh, hóa dữ chuyển sang lành.

    5. Giải mã giấc mơ gắn liền với số 80

    Ông táo: 20 – 60 – 80.

    40-80 : ông táo

    (80) : hoa quả, trái cây40 – 80 : ông táo

    24 con chim 56,80

    7 khăn mặt 80

    mặt trăng :18, 81, 00, 80, 20

    bà chúa : 25, 50, 68. 80, 98

    ông táo: 40, 45, 80, 85

    được của: 53, 78, 80

    cổng chào: 20, 40, 80

    dây chuyền vàng: 08, 80

    cứu hỏa: 08, 80

    xe ô tô: 08, 80, 85

    tảng đá: 20, 40, 60, 80

    con chim: 56, 80

    quạ chết: 36, 80, 85

    – Thấy ăn cam là điềm bất tường, sắp có sự nguy hiểm xảy ra.

    – Thấy trèo lên cây cam là sắp có kiện tụng.

    – Thấy cam rụng nhằm mình là thoát được một tai nạn.

    Trong giấc mơ xuất hiện số 80 là điềm báo tốt về công việc, tài chính, ngoài ra giải mã giấc mơ thấy số 80 là niềm vui cho gia đình, có thể sẽ có người thân đi xa sắp trở về

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Tính Quẻ Dịch Cho Số Điện Thoại Dễ Hiểu Và Chi Tiết Nhất
  • Bói Sim Kinh Dịch Là Gì? Cách Tính Số Điện Thoại Theo Kinh Dịch Chuẩn 100%
  • Cách Tra Cứu “bói Sim Theo Kinh Dịch” Chính Xác
  • Tra Cứu Phong Thủy Sim Số Điện Thoại Hợp Tuổi Theo Kinh Dịch
  • Chọn Sim May Mắn Theo Phong Thủy

Có Được Mang Hoa Tươi Lên Máy Bay Không?

--- Bài mới hơn ---

  • 40 Cách Kinh Doanh Buôn Bán Gì Hợp Xu Hướng Với Số Vốn Nhỏ Lẻ Để Kiếm Tiền Là Cơ Hội Và Ý Tưởng Bây Giờ
  • Mạng Mộc Hợp Với Mạng Gì? Mạng Mộc Hợp Với Màu Sắc Nào
  • Tuổi Tỵ Đeo Đá Màu Gì Để Thăng Tiến Trong Sự Nghiệp
  • Nên Đeo Nhẫn Ngón Nào Để May Mắn Cho Tài Vận Và Tình Duyên?
  • Tranh Hoa Sen Hợp Mệnh Gì? Dành Cho Người Tuổi Nào?
  • Có một số hành khách có sở thích mang theo hoa tươi từ nơi mình vừa đi để tặng người thân. Đặc biệt là trong dịp tết nguyên đáng người ra bắc, người vào nam muốn mang gửi tặng nhau những cành mai, cành đào và rất thắc mắc về chính sách mang hoa tươi lên máy bay của các hãng hàng không.

    Chúng tôi xin được thông tin như sau:

    Đối với Vietnam Airlines

    Miễn phí: Vietnam Airlines cho phép mang hoa tươi dưới dạng hành lý xách tay kích thước không quá 26 x 36 x 56 cm.

    Có phí: Mỗi hành khách được quyền mang 1 bó đào, mai (không quá 2 cành), được bao bọc kỹ càng theo quy định về hành lý, kích thước không quá 150 x 40 x 40 cm trên các chuyến bay nội địa khai thác bằng loại máy bay Boeing 777, Airbus A330, A321 và A320 trong thời gian từ ngày 10/01/2014 đến hết ngày 09/02/2014.

    Hình thức đặt: Mỗi chuyến bay chỉ vận chuyến tối đa 30 bó đào, mai do đó nếu có nhu cầu, bạn cần điện thoại đặt trước với tổng đài Vietnam Airlines để đặt thêm gói hành lý vận chuyển đào, mai và thanh toán tại sân bay trước khi làm thủ tục bay.

    Mức phí (đã bao gồm VAT): cho các hành trình ngắn như Hà nội/TP Hồ Chí Minh – Đà Nẵng/Huế (và ngược lại); TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ/Đà Lạt/Cam Ranh/Quy Nhơn/Ban Mê Thuột (và ngược lại), Hà Nội – Vinh (và ngược lại),… là 275.000 VND. Các hành trình khác có mức phí 440.000 VND.

    Đối với Jetstar

    Miễn phí: Jetstar KHÔNG cho phép vận chuyển hoa dưới dạng hành lý xách tay vì lý do một số hành khách có thể dị ứng với hoa. Không rõ cành đào, mai có được vận chuyển như Vietnam Airlines không???

    Có phí: Mỗi hành khách được quyền mang 1 bó đào, mai (không quá 2 cành), được bao bọc kỹ càng theo quy định về hành lý, kích thước không quá 120 x 50 x 50 cm trên các chuyến bay nội địa.

    Hình thức đặt: Mỗi chuyến bay chỉ vận chuyến tối đa 30 bó đào, mai do đó nếu có nhu cầu, bạn cần tới phòng vé chính hãng của Jetstar để thực hiện đặt chỗ hành lý và thanh toán ngay. Không chấp nhận đặt chỗ qua tổng đài.

    Mức phí (đã bao gồm VAT): cho các tất cả các hành trình là 350.000 VND.

    Đối với VietJetAir

    Miễn phí: VietJetAir cho phép mang hoa tươi dưới dạng hành lý xách tay kích thước không quá 30 x 20 x 10 cm.

    Có phí: Mỗi hành khách được quyền mang 1 bó đào, mai (không quá 2 cành), được bao bọc kỹ càng theo quy định về hành lý, kích thước không quá 150 x 40 x 40 cm trên các chuyến bay nội địa từ ngày 15/1/2014 đến 01/02/2014.

    Hình thức đặt: Mỗi chuyến bay chỉ vận chuyến tối đa 30 bó đào, mai do đó nếu có nhu cầu, bạn cần điện thoại đặt trước với tổng đài VietJetAir để đặt thêm gói hành lý vận chuyển đào, mai và thanh toán tại sân bay trước khi làm thủ tục bay hoặc Đặt chỗ và thanh toán qua phần Quản lý đặt chỗ của VietJetAir.

    Mức phí (đã bao gồm VAT): cho các tất cả các hành trình là 385.000 VND.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Mạng Kim Với Mạng Mộc Có Hợp Không?
  • Cẩm Tú Cầu Xinh Đẹp Mang Ý Nghĩa Gì?
  • Hoa Sen Mang Ý Nghĩa Gì ?
  • Tuổi Giáp Tý Và Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Cá Cảnh
  • Ngũ Hành Là Gì? Mệnh Thủy Có Hợp Với Mệnh Kim Không?

Loài Hoa Mang Ý Nghĩa May Mắn ” Trangtintuc.net

--- Bài mới hơn ---

Hoa Cúc Mang Ý Nghĩa Gì Trong Phong Thủy?

--- Bài mới hơn ---

  • Tìm Hiểu Những Loài Hoa Mang Ý Nghĩa Phong Thủy
  • Phòng Thờ Nên Treo Chữ Gì Hợp Phong Thủy Mang Lại Tài Lộc Và May Mắn
  • Mệnh Thổ Hợp Màu Gì Theo Phong Thủy
  • Mệnh Thổ Nuôi Cá Gì? Cách Bố Trí Bể Cá Cảnh Hợp Phong Thủy Mệnh Thổ
  • Những Loài Cá Phong Thủy Mang May Mắn Cho Người Mệnh Thổ
  • Sự tích về hoa cúc

    Văn hóa phương Đông có nhiều câu chuyện hay kể về hoa cúc cũng như ý nghĩa tượng trưng của loài hoa này. Sự tích hoa cúc ở Trung Quốc bắt nguồn từ một vị vua già được nghe kể về loại thảo dược giúp trường sinh ở trên đảo Long Phi và chỉ có những chàng trai trẻ mới tìm được loài cây này.

    Vị vua đã cử 24 chàng trai đi tìm kiếm thảo dược. Khi các chàng trai đến được hòn đảo tên Long Phi thì thấy đây chỉ là một hoang mạc và chỉ có duy nhất cây hoa cúc vàng sống được.

    Họ mang cúc vàng trở về cho nhà vua và kể từ đó cúc vàng có ý nghĩa biểu tượng cho sự trường tồn. Hiện nay, đồng xu 1 Nhân dân tệ của Trung Quốc được đúc với một mặt có hình bông cúc.

    Sự tích hoa cúc ở Việt Nam lại gắn liền với lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ. Chuyện kể rằng có hai mẹ con nhà nọ sống với nhau trong cảnh nghèo khó nhưng rất yêu thương nhau. Một hôm người mẹ bệnh nặng, người con thương mẹ đã tìm mọi cách để chạy chữa nhưng không được.

    Trước hoàn cảnh ấy, Bụt thương tình hóa thân thành một cụ già và chỉ cho người con vào rừng tìm hái bông hoa thần kỳ có số cánh hoa là số năm người mẹ được sống trên đời. Người con vượt qua khổ ải đã tìm được bông hoa nhưng trớ trêu thay bông hoa chỉ có 5 cánh.

    Đau lòng nghĩ mẹ chỉ sống được thêm 5 năm, người con đã xé nhỏ cánh hoa tới mức không thể đếm được số cánh hoa nữa. Nhờ vậy người mẹ đã khỏi bệnh và được sống rất lâu bên con. Hoa cúc vì vậy mà ẩn chứa ước muốn sức sống dồi dào và sự hiếu thuận.

    Ý nghĩa của hoa cúc trong phong thủy

    Hoa cúc là loại hoa bền màu, bền hoa dễ chăm sóc, hình dạng màu sắc, chủng loại rất phong phú. Vừa có giá trị thưởng ngoạn lại có thể ăn, ngâm rượu, làm trà hay làm thuốc. Chính vì thế hoa cúc rất được ưu chuộng. Hoa cúc thích hợp với những nơi đủ ánh sáng, nhưng ưa khí hậu thoáng mát. Cho nên không thích hợp để trực tiếp dưới ánh mặt trời. Nơi thích hợp nhất chính là đặt ở ban công hoặc bậc cửa sổ hướng Nam trong nhà.

    Hoa cúc ngày nay được lai tạo nên có rất nhiều màu sắc, kiểu dáng. Cúc vàng đại đóa ngoài màu vàng rực rỡ còn có các màu trắng, tím, hồng… Đặc biệt, nhóm cúc chi (có nhiều cành nhỏ hoặc cúc chùm) được mọi người yêu thích bởi sự mềm mại và màu sắc rất phong phú. Tùy theo mục đích mà người ta lựa chọn loại cúc, sắc màu cũng như số lượng bông hoa.

    Trong phong thủy nói chung, hoa cúc có rất nhiều hàm ý tốt đẹp. Hàm ý đầu tiên và hay được nhắc đến nhất chính là biểu tượng của sự sống, phúc lộc và niềm vui. Có lẽ vì vậy mà người ta thường đặt một chậu cúc vàng trước nhà mỗi dịp Tết đến, xuân về.

    Hoa cúc cũng tượng trưng sự trường thọ, tăng thêm phúc phần, có khả năng trợ giúp ổn định khí trường từ trường.

    Với hình dạng bông tròn, màu vàng tươi sáng, đặc biệt hoa cúc vàng chính là màu đại diện cho may mắn, tràn đầy sức sống.

    Luôn mang ý nghĩa cát tường, trường thọ nên có thể đặt hoa cúc trong phòng làm việc.

    Không nên đặt hoa cúc trong phòng ngủ vì thực vật thuộc âm tính, chỉ thích hợp với nơi nhiều nhân khí như phòng khách, hoặc ban công phòng khách.

    Không nên đặt hoa cúc trong bếp hoặc đường thông vào trong bếp, vì bếp thuộc hành Hỏa sẽ khiến hoa khô héo, mất ý nghĩa cát tường.

    Không nên cắm hoặc trồng đơn lẻ một bông, một gốc hoa cúc vì sẽ hình thành nên chữ “khốn”, gây bất lợi đối với sự bình an của các thành viên trong gia đình.

    Khi chọn hoa cúc nên chú ý chọn những cây đang tràn đầy sức sống, hình dáng đẹp, để biểu thị sự cát tường may mắn. Ngoài ra, nên chọn cúc đã bắt đầu nở thì hình thái mới đẹp, lá không nên bị sâu, màu sắc tươi sáng, càng nhiều hoa nhiều nụ và lộc non là tốt.

    Hoa cúc thích hợp với những nơi đủ ánh sáng, nhưng ưa khí hậu thoáng mát. Cho nên không thích hợp để trực tiếp dưới ánh mặt trời. Nơi thích hợp nhất chính là đặt ở ban công hoặc bậc cửa sổ hướng Nam trong nhà.

    Ngoài ra, trong chúng ta, không ai không biết rằng, hoa cúc cũng xuất hiện trong bộ tranh Tứ quý: mai, trúc, cúc, tùng (xuân, hạ, thu, đông). Xuất phát từ văn hóa Nho giáo, bộ tranh này là biểu trưng cho khí tiết kiên trung của người quân tử.

    Nha Trang

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hoa Mẫu Đơn Trong Phong Thủy Mang Ý Nghĩa Gì?
  • Thiên Thượng Hỏa 1978, 1979
  • Cách Đeo Trang Sức Cho Người Mệnh Hỏa Phù Hợp Phong Thủy
  • Màu Sơn Nhà Theo Phong Thủy Mệnh Kim
  • Mạng Hỏa Nên Sơn Nhà Màu Gì Cho Hợp Phong Thủy?

Tranh Hoa Đào,ý Nghĩa Bức Tranh Phong Thủy Hoa Đào Treo Phòng Khách Đón Xuân Canh Tý 2022

--- Bài mới hơn ---

  • “chia Sẻ” Ý Nghĩa Phong Thủy Tranh Hoa Đào Chơi Tết Năm 2022!
  • 15 Điều Cần Biết Về Phong Thủy Khi Kinh Doanh Tiệm Nail
  • Những Mẫu Tranh Phong Thủy Cho Người Tuổi Mẹo
  • Tuổi Nhâm Dần 1962 Hợp Treo Tranh Gì Theo Phong Thủy?
  • Ý Nghĩa Tranh Cá Chép Trong Phong Thủy? Hợp Với Tuổi Nào?
  • Hoa Đào, Hoa Mai được coi là biểu tượng của sự đổi mới và sự sinh sôi nảy nở phát triển rất mạnh mẽ. Hoa mang đậm hơi thở của mùa xuân, chính vì lẽ đó mà những bức tranh sơn dầu hoa đào, hoa mai theo phong thủy được rất nhiều người chọn mua nhằm đem đến sự hài hòa, rộng mở, phóng khoáng và vô cùng tao nhã.

    1. Ý nghĩa hình tượng hoa đào mùa Xuân trong phong thủy

    Hình tượng hoa đào mùa Xuân trong phong thủy là gì? Hoa Đào là một trong 6 loài hoa phú quý thường được lấy ý tưởng làm tranh treo tường phòng khách của gia đình.

    Trong phong thủy, hoa Đào được xem là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.Nên ứng dụng vào ý nghĩa đó người ta thường trồng cây hoa Đào trước cửa nhà vào ngày Tết.

    Không chỉ thế, hoa Đào còn tượng trưng cho dương khí trong phong thủy mang đến nguồn sinh khí mới. Giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và bình an trong năm mới.

    2. Ý nghĩa khi treo tranh hoa đào trong gia đình

    Tranh phong thủy treo tường phòng khách đẹp hoa đào mang đến nguồn sinh khí mới ngập tràn cho gia đình

    Như vậy ý nghĩa khi treo tranh hoa đào trong gia đình vừa giúp gia đình tránh được tà khí. Vừa mang đến nguồn sinh khí mới, niềm vui mới. Cánh hoa đào đỏ khoe sắc thắm như tượng trưng cho sự may mắn đến với gia đình. Khi chọn tranh hoa đào treo tường ngày Tết, chủ nhân nên chọn hình ảnh hoa đào càng đỏ sắc càng quý. Thế đào vững chãi, chắc chắn, cuồn cuộn. Hoặc hình ảnh hoa Đào có nụ, cành, lá và hoa nở đầy đủ sẽ đón nhận được nhiều lộc tài hơn trong năm mới.

    3. Ý nghĩa tranh phong thủy bình hoa đào treo tường phòng khách là gì?

    Và đương nhiên khi treo tranh hoa đào bình hoa đào trong phòng khách cũng có ý nghĩa riêng của nó. Nếu các bạn đã đọc ở bài viết: Ý nghĩa tranh phong thủy bình hoa treo tường, thì đủ hiểu rằng: Khi treo tranh bình hoa là gia đình luôn được đón nhận sự an yên, bình lặng, là vật khí phong thủy cất giữ bảo quản của cải, vận khí tốt cho gia chủ.

    Tranh song bình hoa đào phong thủy mang ý nghĩa may mắn, trấn áp vận khí xấu đến với gia đình bạn

    Vậy ý nghĩa tranh phong thủy bình hoa đào treo tường trong phòng khách là vừa mang hơi thở của mùa Xuân ngập tràn trong gia đình. Để mỗi ngày cả nhà bạn lại được đón chào một mùa Xuân mới thật bình yên, an lành. Mỗi một mùa Xuân mới lại mang đến một nguồn sinh khi mới. Nên treo tranh phong thủy bình hoa treo tường phòng khách gia đình sẽ giúp sức khỏe của cả nhà luôn dồi dào và đón nhiều lộc tài may mắn.

    Mỗi một bức tranh treo tường độc đáo là một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra để mang đến sự hài lòng tối đa cho người sử dụng. Nếu bạn còn phân vân chưa lựa chọn được cho mình những bức tranh hòa đào treo phòng khách đẹp nhất , độc đáo lạ hãy đến với chúng tôi

    Địa chỉ trang web mua tranh treo tường https://innamdinh.vn/blog/tin-in-nam-dinh/dia-chi-ban-tranh-treo-tuong-tai-nam-dinh.html

    Hãy liên hệ ngay với chúng tôi

    Xưởng tranh Nam Định – Saigonhkphone.com Xưởng sản xuất: 158 Trần Thánh Tông – TP. Nam Định

    Điện thoại: 0986.774.561 – 0968.200.162

    Website: https://innamdinh.vn

    Fanpage: https://www.facebook.com/innamdinh/

    --- Bài cũ hơn ---

  • Ý Nghĩa Bức Tranh Phong Thủy Hoa Đào Treo Phòng Khách
  • Ý Nghĩa Của Các Loại Tranh Thêu Phong Thủy
  • Ý Nghĩa Tranh Phong Thủy Đem Đến Tài Lộc Cho Gia Chủ
  • Giải Mã Ý Nghĩa Các Hình Khối Trong Phong Thủy
  • Ý Nghĩa Các Bức Tranh Phong Thủy Nổi Tiếng Ở Việt Nam

Kệ Để Giày Tốt Nhất Hiện Nay : Review By Muongiduocnay.com

--- Bài mới hơn ---

  • Top 100+ Mẫu Tủ Giày Giá Rẻ
  • Kệ Để Giày Dép Cao Cấp, Trang Trí Nhà Cữa
  • 6 Kiêng Kị Phong Thủy Cần Lưu Ý Để Vợ Chồng Không Ngoại Tình
  • Gợi Ý Vị Trí Đặt Két Sắt Chuẩn Phong Thủy Để Lộc Vào Nhà Ào Ào Cả Năm
  • Thay Đổi Phong Thủy Để Sớm Có Con
  • Kệ để giày 5 tầng IBIE IB 573:

    Kệ giày 5 tầng IBIE IB 573 được cấu tạo hoàn toàn từ gỗ cao su dày 20 ly. Đã qua quá trình xử lý chống cong vênh, mối mọt theo chuẩn công nghệ của Đức. Kệ gồm nhiều nan gỗ lớn nối với nhau bằng đinh vít. Không chỉ mang lại cảm giác chắc chắn mà còn cho thời gian sử dụng lâu bền.

    Bên cạnh đó nhà sản xuất thiết kế khoảng cách giữa các nan là trên 20cm. Nhằm làm tăng khả năng chứa được các mẫu giày gót nhọn, mà không lo vướng víu.

    Ngoài ra, để thuận tiện cho công việc dọn dẹp vệ sinh. Khoảng cách từ sàn nhà tới kệ cuối cùng cũng được dãn ra khoảng 5cm.

    Với thiết kế độc đáo gồm 5 tầng tiện dụng, bao phủ toàn bộ sản phẩm là lớp sơn phủ PU và 2K. Người dùng có thể thoải mái sắp xếp giày dép gọn gàng, ngăn nắp. Đồng thời vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả không gian sống.

    Ưu điểm:

    Kệ để giày 4 tầng Prota:

    Prota là một thương hiệu con của Công ty TNHH Tín An. Với các phương pháp gia công hiện đại cùng độ hoàn thiện đạt tiêu chuẩn tốt. Thương hiệu không khó để chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng Việt.

    Nổi bật trong số các dòng sản phẩm của hãng phải kể đến mẫu kệ giày 4 tầng Prota. Thoạt nhìn, sản phẩm cho cảm giác đã mắt nhờ bộ khung làm từ chất liệu Inox 201 không gỉ, sáng bóng. Tuy các thanh inox trên kệ trông mỏng manh nhưng kệ có sức chứa khá lớn tới 20 đôi giày.

    Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu đựng giày, dép, bạn cũng có thể sử dụng kệ để trang trí gấu bông, sách, báo,… Vừa mang lại vẻ đẹp tinh tế, vừa giữ cho phòng ốc luôn được gọn gàng, sạch sẽ.

    Kệ để giày Jang Mi 01:

    Kệ giày Jang Mi 01 được chế tác hoàn toàn từ chất liệu nhựa PVC chắc chắn, bền đẹp. Bề mặt sản phẩm còn được sơn thêm một lớp phủ nhằm chống ẩm mốc, trầy xước tốt. Cũng như mang lại hiệu quả sử dụng lâu dài.

    Hơn nữa để đảm bảo độ bền theo thời gian, nhà sản xuất đã ứng dụng công nghệ xử lý bề mặt hiện đại lên toàn bộ sản phẩm.

    Kệ có thiết kế thông minh gồm 6 tầng rộng rãi với 3 cánh cửa mở, cho phép bạn bảo quản giày dép một cách ngăn nắp, sạch đẹp. Mặt khác, bạn có thể tận dụng tủ để cất giữ các vật dụng linh tinh khác trong nhà tiện lợi và khoa học.

    Ưu điểm:

      Sản phẩm có màu sắc trang nhã và sang trọng.

    Kệ để giày 10 tầng Amazing Shoe Rack:

    Đối với những gia đình đông người, kệ để giày 10 tầng Amazing Shoe Rack chắc chắn sẽ là sản phẩm lý tưởng. Giúp bạn tạo thói quen ngăn nắp cũng như mang lại vẻ đẹp tinh tế, sang trọng cho căn nhà.

    Sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa công nghiệp với các thanh thép chắc chắn, độ bền cao.

    K ệ giày Amazing Shoe Rack sở hữu gam màu trắng trang nhã, đã qua đánh bóng tạo độ mịn và đẹp mắt. Nhờ đó dễ dàng kết hợp hài hòa với nhiều phong cách nội thất trong nhà.

    Kệ gồm 10 tầng có kích thước như nhau, lưu trữ được ít nhất 30 đôi giày dép. Mặc khác, sản phẩm được kết nối với nhau bằng các khớp nối nên bạn có thể tháo lắp bất cứ khi nào cần di chuyển.

    Ưu điểm:

    Kệ để giày IBIE IBH21:

    Kệ giày IBIE IBH21 có thiết kế 2 cánh đóng mở linh hoạt, mang hơi hướng phong cách cổ điển của Pháp. Với chất liệu gỗ sồi trắng nhập khẩu từ Mỹ, và khả năng chế tác công phụ bởi những người thợ có tay nghề cao, sản phẩm đảm bảo bề mặt bóng loáng, đẹp mắt. Không những thế còn chống thấm, chống trầy xước hiệu quả.

    Sản phẩm sau khi gia công còn được phủ thêm lớp sơn PU kỹ càng, nhằm tăng vẻ đẹp nhẵn mịn, nổi bật bên trên là các vân gỗ tự nhiên. Tất cả khiến cho kệ có giá trị kinh tế cao và giá thành khá đắt so với mặt bằng chung.

    Ưu điểm:

    • Sản phẩm phù hợp với những ai yêu thích phong cách cổ điển.
    • Tuổi thọ cao.

    Kệ để giày hay còn được gọi là tủ để giày là một chiếc kệ được thiết kế chuyên biệt được dùng với mục đích sắp xếp, đặt giày dép. Thông thường, kệ để giày sẽ được đặt ở vị trí ngay cửa ra vào hoặc lối vào nhà để để giày dép của mỗi thành viên trong gia đình cũng như khách đến chơi nhà.

    Kệ giày truyền trống:

    Đây là loại kệ, tủ được sử dụng phổ biến từ nhiều năm nay, có thiết kế phân thành các tầng đơn giản, cổ điện và gọn gàng. Chiếc kệ này chỉ có chức năng thuần túy là để đặt giày dép.

    Kệ giày lắp ghép:

    Kệ giày lắp ghép đúng như tên gọi của nó có thể lắp ghép lại được, tháo rời ra được khi muốn cất đi hoặc di chuyển. Kệ kiểu này thường được làm từ chất liệu nhẹ như nhựa, thép, inox, vải,… và có giá thành rẻ hơn, sử dụng linh động hơn.

    Kệ để giày thông minh:

    Trên thị trường hiện nay còn xuất hiện cả những kiểu kệ để giày đặc biệt, được thiết kế sáng tạo hơn hẳn. Đó có thể là tủ giày âm tường, tủ giày có nắp đóng, tủ giày nhiều ngăn,… Tất nhiên, vì hiện đại hơn nên giá của kiểu tủ thông minh cũng đắt đỏ hơn.

    Có nên sử dụng kệ để giày không?

    Nếu không có kệ để giày, bạn chỉ có cách đặt giày dép tràn lan ra trước cửa nhà hoặc lối đi. Trong khi đó một gia đình thường có nhiều người, mỗi người lại có vài đôi giày dép khác nhau. Việc quá nhiều giày dép đặt lộn xộn như vậy khiến toàn bộ không gian trở nên vô cùng mất thẩm mỹ và thiếu lịch sự. Vậy nên dù chúng ta ở chung cư hay nhà riêng cũng đều được khuyến cáo phải sử dụng kệ để giày phù hợp.

    Kệ để giày còn có đem lại một lợi ích nữa là giúp bảo quản giày dép của bạn. Nếu đặt giày dép trực tiếp dưới đất, việc chúng bị bám bụi và chịu tác động của môi trường bên ngoài là không thể tránh khỏi. Hiện nay còn có nhiều kiểu tủ giày có nắp đóng để bảo vệ giày dép của chúng ta một cách tối ưu nhất.

    Chọn chất liệu kệ để giày:

    Đây là tiêu chí quan trọng đầu tiên mà bạn cần quyết định khi mua kệ để giày mới. Hiện nay kệ để giày có các loại chất liệu chính sau:

    Gỗ làm kệ có thể là gỗ tự nhiên hoặc gỗ ép công nghiệp. Ưu điểm của kệ gỗ là tạo vẻ sang trọng, thân thiện cho không gian, có độ bền bỉ cao. Nhược điểm của chúng là giá thành cao hơn, trọng lượng nặng nên khó di chuyển và có thể bị mối mọt.

    Loại kệ này cũng được dùng khá phổ biến hiện nay. Kệ thép, inox có thiết kế rất nhỏ gọn với trọng lượng nhẹ, có thể linh động di chuyển dễ dàng, giá thành rẻ. Tuy nhiên tính thẩm mỹ của chúng không cao, thường được dùng ở các cửa hàng, nơi công cộng hơn so với dùng trong gia đình.

    Kệ nhựa cũng có giá thành thấp và trọng lượng nhẹ không kém kệ inox, kệ thép. Kệ nhựa có thể được thiết kế màu sắc đa dạng bắt mắt, trang trí họa tiết cách điệu. Tuy nhiên độ bền sản phẩm này không cao, có thể dùng làm tủ giày cá nhân thì thích hợp hơn.

    Kích thước kệ giày:

    Kích thước kệ giày lớn hay có, có bao nhiêu ngăn cần phải được quyết định dựa trên số lượng giày dép mà các thành viên trong gia đình đang sở hữu và muốn đặt lên kệ. Ngoài ra, kích thước kệ giày cũng cần hài hòa, phù hợp với diện tích không gian lối vào cửa.

    Thiết kế, mẫu mã:

    Có thể nói, kệ để giày là một trong những đồ dùng nội thất đầu tiên đập vào mắt chúng ta khi bước chân vào mỗi căn nhà. Vậy nên đừng bao giờ đánh giá thấp tác dụng thẩm mỹ của kệ giày. Hãy lựa chọn những chiếc kệ có chất liệu và thiết kế phù hợp, hài hòa với nội thất, màu sơn tường,… nhà bạn.

    Ví dụ, ngôi nhà hiện đại, sang trọng thì nên mua kệ giày gỗ hoặc kệ giày thông minh tân tiến, còn ngôi nhà theo phong cách tối giản thì có thể chọn thiết kế trang nhã tinh tế và nhỏ gọn.

    Chọn theo yếu tố phong thủy:

    Nhiều người còn cân nhắc đến cả yếu tố phong thủy khi chọn và đặt tủ giày. Lý do vì đây là vật dụng đặt ngay ở cửa ngôi nhà, là nơi “chào đón” mọi người bước vào, có giá trị trang trí nhất định. Ví dụ, theo phong thủy thì chúng ta không nên mua tủ giày cao quá ⅓ chiều cao của nhà, không nên đặt linh vật trên tủ,…

    Kệ để giày là nơi đầu tiên bạn và các vị khách tiếp xúc trước khi bước chân vào nhà. Vậy tại sao bạn không lựa chọn những chiếc kệ đẹp nhất, phù hợp nhất? Đừng bao giờ tiếc tiền đầu tư cho một kệ để giày đẹp và chất lượng vì chúng sẽ đem đến nhiều lợi ích cho cả gia đình bạn!

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tủ Giày Gỗ, Giá Kệ Đựng Giày Mẫu Mới Xu Hướng 【Hot 2022】
  • Top 100 Mẫu Kệ Đựng Giày Đẹp Và Tiện Ích Cho Ngôi Nhà Của Bạn
  • Mua Kệ Để Giày Bền Đẹp, Giá Tốt
  • Bố Trí Nội Thất Văn Phòng Hợp Phong Thủy Để Kinh Doanh Phát Đạt
  • Bể Cá Cảnh Mini Thác Nước Trên Đài Sen